• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các chuyên gia hàng đầu thế giới cùng chia sẻ về CNTT

(Chinhphu.vn) – Ngày 17/4, Hội thảo quốc tế lần thứ 7 của Hiệp hội Điện-Điện tử Hoa Kỳ (IEEE) về Khoa học và Công nghệ thông tin (CNTT) năm 2017 (ICIST 2017) vừa khai mạc tại Đà Nẵng.

17/04/2017 16:48

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

IEEE là hiệp hội có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, điện-điện tử, CNTT… Do đó, Hội thảo đã thu hút khoảng 120 chuyên gia công nghệ có uy tín trên thế giới về tham dự, và trình bày 84 bài báo khoa học. Việt Nam có 34 bài báo được công bố tại ICIST.

Đây là các nghiên cứu mới do 1.300 phản biện viên là các chuyên gia đầu ngành trên thế giới thẩm định, được IEEE công nhận và công bố trên cơ sở dữ liệu của IEEE.

Trong 2 ngày diễn ra Hội thảo, các chuyên gia sẽ cùng trao đổi ở 4 chuyên đề: Kỹ thuật và khoa học máy tính; điều khiển và tự động hoá; xử lý tín hiệu số và viễn thông; tin sinh học và kỹ thuật y sinh.

Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu là tiền đề của khoa học và CNTT tương lai như: Trí tuệ nhân tạo, điều khiển logic mờ, phân tích dữ liệu microarray, công nghệ giao tiếp não người-máy tính (BCI)…

Ngoài các báo cáo theo chủ đề, còn có các bài tham luận của các chuyên gia quốc tế tại các phiên làm việc đặc biệt về công nghiệp robot và các ứng dụng tự động hóa; robot không gian; sản xuất thông minh; mô hình, hướng dẫn và điều khiển phương tiện hàng hải; hệ thống thông minh trong y tế và ứng dụng trong ô tô; điều khiển mô tô và điều khiển bằng cảm ứng di động…

Bên cạnh những công bố các nghiên cứu mới, ICIST 2017 sẽ có 3 diễn giả đầu ngành trình bày về các vấn mang tính thời sự của ngành CNTT: Thuật toán tiến hóa đa mục tiêu-hiện hình hóa và ra quyết định; dữ liệu lớn: Thách thức và thực tiễn; học không giám sát dựa trên tổ hợp phân cụm (co-clustering).

ICIST 2017 là nơi các chuyên gia Việt Nam thêm cơ hội giao lưu học hỏi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu với các giáo sư, chuyên gia đầu ngành của thế giới, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin ở khu vực.

Hồng Hạnh