• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đón xem sao Mộc và sao Thổ ở gần nhau nhất trong gần 800 năm

(Chinhphu.vn) - Vào ngày Đông chí (21/12), 2 hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời là sao Thổ và sao Mộc sẽ ở vị trí gần nhau nhất trên bầu trời trong gần 800 năm qua. Người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát hiện tượng hiếm có này trong khoảng thời gian từ 17h30’ đến 19h30’.

09/12/2020 10:04
Hai hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời sẽ "gặp nhau" vào ngày 21/12
Cụ thể, 2 hành tinh này sẽ nằm cách nhau khoảng 1/5 đường kính của Mặt trăng tròn. Nếu nhìn bằng mắt thường, chúng sẽ gần chạm vào nhau và xuất hiện trên bầu trời đêm như một điểm sáng duy nhất. Lần cuối cùng chúng ở khoảng cách gần như vậy là ngày 4/3/1226.

Nhưng đó là khi quan sát bằng mắt thường, trên thực tế, chúng nằm cách xa nhau hàng trăm triệu km, gấp 4 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Nếu quan sát qua một kính viễn vọng nhỏ, sao Mộc và sao Thổ sẽ xuất hiện trong một trường nhìn cùng với một số mặt trăng của chúng đang quay xung quanh.

“Điều kiện quan sát tốt nhất là ở gần đường xích đạo. Nếu bạn hướng kính viễn vọng về bầu trời phía Tây Nam khoảng một giờ sau khi Mặt trời lặn, bạn có thể quan sát được toàn bộ sự kiện này”, Patrick Hartigan, Giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Rice (Mỹ), cho biết.

Sao Thổ có độ sáng kém sao Mộc khoảng 12 lần. Hai hành tinh này rất hiếm khi "gặp nhau", nên hiện tượng này thường được nhắc đến bằng cụm từ "đại trùng tụ".

Theo trang In-The-Sky.org, người yêu thiên văn ở Việt Nam có thể quan sát hiện tượng hiếm có này trong khoảng thời gian 17h30’ đến 19h30’.

H.Phương