• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xây dựng liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao, ổn định cung - cầu về sản xuất giống, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi, góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

27/03/2018 14:32

Ảnh minh họa

Mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2020, hình thành các chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp đáp ứng 50% nhu cầu giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, nhu cầu toàn vùng là 2,2 - 2,5 tỷ cá tra giống. Đến năm 2025, các chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao hoạt động ổn định, cung cấp 100% giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL với nhu cầu toàn vùng là 2,5 - 3,0 tỷ cá tra giống.

Đề án sẽ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp tại vùng ĐBSCL, tập trung tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp, và các tỉnh khác thuộc vùng ĐBSCL đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Vùng sản xuất giống cá tra tập trung phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, có diện tích từ 50ha trở lên thuận tiện về nguồn nước và đảm bảo về môi trường theo quy định, đồng thời được đầu tư cơ sở hạ tầng đầu mối đồng bộ (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện…).

Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư bao gồm: Chương trình chọn giống và ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL; Dự án đầu tư nâng cấp trung tâm giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang; đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cá tra tập trung tại hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp.

Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án khoảng 592 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước khoảng 75%.

Đề án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2018-2020, thực hiện chương trình chọn giống và ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL; Dự án đầu tư nâng cấp trung tâm giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang (2018-2025); đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cá tra tập trung tại hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp (2018-2025). Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục dự án đầu tư nâng cấp trung tâm giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang (Đầu tư phòng thí nghiệm di truyền chọn giống cá tra tại An Giang) và Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung chuyển tiếp từ giai đoạn 2018-2020.

Tuệ Văn