• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đào tạo ĐHCĐ ngoài công lập: 20 năm nhìn lại

(Chinhphu.vn) – Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường đại học, cao đẳng (ĐHCĐ) ngoài công lập được Bộ GDĐT tổ chức sáng 14/3 tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự.

14/03/2014 10:57
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhìn lại 20 năm thực hiện công tác đào tạo ĐHCĐ ngoài công lập, Bộ GDĐT cho rằng các trường ngoài công lập đã góp phần nâng cao năng lực giáo dục đại học, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, tính đến năm 2013, cả nước có 69 trường ĐH, 21 trường CĐ ngoài công lập (chiếm 22,2% tổng số trường ĐHCĐ) và các trường này đang đào tạo trên 314.000 sinh viên (chiếm khoảng 14,4% tổng số sinh viên cả nước).

Bên cạnh đó, số lượng ngành đào tạo, trình độ đào tạo của các trường ngày càng tăng và phát triển đa dạng với 522 ngành đào tạo trình độ CĐ, 582 ngành đào tạo trình độ ĐH, 36 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 3 ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Đáng chú ý, khi mới thành lập, các trường ngoài công lập chủ yếu tập trung đào tạo các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kế toán, tài chính-ngân hàng… Đây là các ngành không đòi hỏi cao về đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị thực hành. Còn hiện nay, nhiều trường đã chuyển hướng sang đào tạo các ngành thuộc nhóm kỹ thuật-công nghệ, là những ngành, chuyên ngành đang có nhu cầu nhân lực cao, cần đầu tư lớn.

Theo thống kê, năm học 2012-2013, số ngành/chuyên ngành đào tạo thuộc khối kỹ thuật-công nghệ đã tăng lên 422 ngành, đứng thứ 2 trong số 8 khối ngành được triển khai đào tạo tại các trường ĐH,CĐ ngoài công lập.

Mặt khác, để bảo đảm chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu của các trường ngoài công lập cũng từng bước được cải thiện. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đến năm học 2012-2013 đạt 13.796 người. Nhiều trường đã có chính sách khuyến khích và gửi giảng viên trẻ đi đào tạo sau đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài.

Nhiều trường đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, chú trọng đầu tư chương trình, tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả nhiều chương trình đào tạo tiên tiến…

Đánh giá chung về mô hình này, Bộ GDĐT cho rằng việc phát triển giáo dục ĐHCĐ ngoài công lập đã tạo ra mô hình mới về quản trị ĐH, góp phần tạo sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo và tạo động lực cho sự phát triển chung của giáo dục ĐHCĐ. Trên cơ sở mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính, có đặc thù riêng về quản trị ĐH, Nhà nước có điều kiện thay đổi cách thức quản lý đối với hệ thống giáo dục ĐH theo hướng tự chủ, hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, hệ thống giáo dục ĐH ngoài công lập còn nhiều hạn chế trong đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu khi quy mô đào tạo ngày càng tăng nhanh. Nhiều trường mới quan tâm phát triển đào tạo, chưa đầu tư đồng bộ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, mô hình quản lý, quản trị đại học đối với các trường ĐH ngoài công lập còn là vấn đề mở, qua quá trình hoạt động thực tiễn đã phát sinh mâu thuẫn, vướng mắc nội bộ kéo dài liên quan đến mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban Giám hiệu; giữa chủ đầu tư và đội ngũ giáo viên giảng dạy. Do đó, uy tín xã hội của một số trường còn thấp, không thu hút người học, thậm chí có trường một số năm gần đây đã không thể tuyển được sinh viên vào học.

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, kiến nghị của các trường ĐHCĐ ngoài công lập, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách đặc thù, ưu tiên đối với trường ĐH ngoài công lập như đất đai, nguồn vốn, chính sách thuế; đầu tư, đặt hàng cũng như có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống các trường ngoài công lập, đặc biệt đối với những trường có vốn đầu tư lớn, chất lượng cao.

Đình Nam