Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bài 1: Cần một cách nhìn mới về làng nghề
Làng nghề đem lại thu nhập lớn cho người nông dân. Mười một triệu lao động, chiếm 30% lực lượng lao động nông thôn đang có đời sống khấm khá nhờ nghề. Hơn thế, các làng nghề truyền thốngnhư làng gốm sứ Bát Tràng, làng đúc đồng Phước Kiều còn làm nên giá trị văn hóa đặc sắc không chỉ cho làng quê đó, mà còn là niềm tự hào cho cả đất nước.
Đó là cơ sở hình thành tư duy "mỗi làng một nghề" đang được triển khai rầm rộ theo chương trình phát triển nông thôn mới.
Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần phải tổng điều tra, đánh giá thực trạng làng nghề trên toàn quốc. "Nên có tiêu chí phân loại làng nghề, làng nghề nào gây ô nhiễm nghiêm trọng thì nên bỏ, ô nhiễm ít có lộ trình xử lý" - ông Diệp Kính Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nói như vậy và cho rằng, nếu không triển khai mạnh mẽ các giải pháp xử lý ô nhiễm làng nghề, 5 - 10 năm nữa hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Cho tới nay, các giải pháp nhằm cải thiện ô nhiễm làng nghề vẫn là di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng ra khỏi khu vực dân cư; quy hoạch khu, cụm công nghiệp để tiếp nhận các cơ sở gây ô nhiễm; có nơi đã xây dựng cơ sở xử lý nước thải tập trung…nhưng hiệu quả chưa được là bao.
Thực tế cho thấy, 15 làng nghề được đưa vào danh sách gây ô nhiễm nghiêm trọng phải xử lý theo Quyết định 64, vẫn chưa giải quyết triệt để. Nhiều cụm công nghiệp hình thành như cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây tre đan Trường Yên (Hà Nội) cũng vẫn không xử lý được chất thải, chỉ là nhà nước tốn đất còn ô nhiễm chuyển từ chỗ này ra chỗ khác mà thôi.
|
Điều này cho thấy, một khi nghề còn là việc làm độc lập của từng hộ gia đình, thì việc xử lý ô nhiễm vẫn còn muôn vàn khó khăn. Họ vẫn sẽ kẽo kẹt thiết bị lạc hậu, khoan nước giếng không phép, xả thẳng nước thải, rác thải ra môi trường, không nộp phạt khi bị thanh kiểm tra và cam chịu cuộc sống "cùng chịu ô nhiễm" như hiện nay. Đáng ngại hơn, các hộ làm nghề đều coi việc xả chất thải ra môi trường, khoan nước giếng sản xuất không phép, không nộp tiền xử phạt vi phạm luật bảo vệ môi trường là điều "tự nhiên". Hầu hết các làng nghề đều có tư tưởng ỷ lại,coi xử lý hậu quả ô nhiễm làng nghề là việc của Nhà nước. Do đó mới có chuyện, nhiều hộ sản xuất có doanh thu vài trăm triệu đồng nhưng vẫn không muốn đóng góp các khoản tiền vệ sinh môi trường.
Từng có ý kiến cho rằng, cùng với sự hình thành các doanh nghiệp tư nhân làm nghề,cần tổ chức làng nghềsản xuấttheo quy mô tập trungmới có khả năng xử lý chất thải theo quy chuẩn. Có thể việc này rất khó khăn, như một cuộc cải cách làng nghề, nhưng nếu làm được, thì bộ mặt làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề và người làm nghề cũng sẽ có những thay đổi lớn. Sau nhiều nỗ lực của người dân và các nhà khoa học, Làng gốm sứ Bát Tràng đã giải quyết ô nhiễm bằng công nghệ là một mô hình cần được nghiên cứu, nhân rộng.
Thao Lan
Bài 2: Lỗi tại ai ?