• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Muốn cấm xe máy phải phát triển được giao thông công cộng

(Chinhphu.vn) - Liên quan đến việc Sở GTVT Hà Nội đang lấy ý kiến về “Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội”, phần lớn ý kiến các hiệp hội và chuyên gia đều cho rằng, muốn làm được điều này các đô thị cần có mạng lưới giao thông công cộng hoàn chỉnh.

20/09/2016 20:20
Muốn cấm xe máy phải phát triển được giao thông công cộng. Ảnh minh họa
Theo đề án này, lộ trình hạn chế xe máy ở Thủ đô theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2020 sẽ hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ hai ngày cuối tuần và các ngày lễ, tết. Năm 2021 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh vào khu vực nội đô (vành đai 1) từ 7-19h hằng ngày, đồng thời hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần.

Giai đoạn 2 từ năm 2023 sẽ dừng hoạt động đối với xe máy ngoại tỉnh trong vành đai 2, đồng thời mở rộng hạn chế ra các tuyến phố cũ (phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...).

Giai đoạn 3 đến năm 2025 sẽ cấm xe máy một số địa điểm trong vành đai 3. Ô tô cá nhân sẽ bị hạn chế hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực. Ngoài ra, một số khu vực trung tâm cho phép ô tô cá nhân đi vào giờ cao điểm nhưng có thu phí.

Cấm xe máy, dân đi bằng gì?

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, việc hạn chế phương tiện cá nhân, trong đó có xe máy đã được đề cập từ lâu và sẽ phải làm, bởi tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM… đang bị bùng nổ xe máy.

“Thành phố phải giải được bài toán bố trí phương tiện thế nào để người dân đi lại thuận tiện nhất, khi đáp ứng được thì người dân sẽ tự giác bỏ xe cá nhân để lựa chọn phương tiện công cộng, chứ không cần phải áp dụng mệnh lệnh hành chính”, ông Bùi Danh Liên nói.  

Còn TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải cho rằng, việc hạn chế xe máy phải phụ thuộc vào tốc độ phát triển của giao thông công cộng.

“Rõ ràng đô thị lớn đã rơi vào cảnh bùng nổ xe máy, nhưng đây là do tầm nhìn của cơ quan chức năng chưa theo kịp sự phát triển, chứ không phải lỗi của người dân. Bởi, người dân có nhu cầu sử dụng để đi lại thì mới bỏ tiền ra mua sắm xe”, ông Nguyễn Xuân Thủy cho hay.

Ông Thủy cũng nhận xét, lộ trình Sở GTVT Hà Nội đặt ra từ nay đến năm 2025 hạn chế xe cá nhân gồm cả ô tô, xe máy là chưa hợp lý, thay vào đó chỉ nên hạn chế xe vào giờ cao điểm.

“Tính đến mốc 2025 lộ trình chỉ còn gần 10 năm nữa thì vận tải công cộng của Hà Nội chưa thay đổi được nhiều. Trong khi xe buýt đang thụt lùi về tăng trưởng số lượng hành khách, dự án đường sắt đô thị thì “dậm chân tại chỗ”. Đến năm 2020-2025 chỉ mong tăng gấp đôi vận tải công cộng, tức khoảng 20-25%, không thể bảo đảm các mục tiêu như dự thảo Đề án đưa ra”, ông Thủy phân tích.

Dẫn chứng thêm, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, nếu cấm phương tiện cá nhân thì vận tải công cộng sẽ phải đảm nhận việc kết nối, di chuyển của người dân, nhưng tốc độ phát triển của vận tải công cộng quá chậm.

“Tuyến buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội nhiều năm vẫn chưa thể vận hành, tuyến đường sắt trên cao thí điểm Cát Linh-Hà Đông của Bộ GTVT, cũng như tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội của Hà Nội xây dựng ì ạch 6 năm chưa xong. Không có giao thông công cộng thì làm sao tính hạn chế được người dân sử dụng xe cá nhân. Do vậy, cần phải có một lộ trình phù hợp”.

Phan Trang