Ảnh minh họa |
Cụ thể, lao động được đề xuất phân loại điều kiện lao động theo các tiêu chuẩn sau:
Phương án I, Bộ đề xuất tiếp tục phân 6 nhóm theo quy định hiện hành:
a. Người lao động làm các nghề, công việc nhẹ nhàng, thoải mái là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại I;
b. Người lao động làm các nghề, công việc không căng thẳng, không độc hại là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại II.
c. Người lao động làm các nghề, công việc có các chỉ tiêu nặng nhọc, độc hại nhưng ở trong giới hạn an toàn cho phép, các biến đổi tâm sinh lý sau lao động phục hồi nhanh, sức khỏe không bị ảnh hưởng là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại III.
d. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại IV, V.
đ. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại VI.
Ở phương án II, Bộ đề xuất phân theo 3 nhóm gồm:
a. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại I, II, III.
b. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại IV, V.
c. Người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là người lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động loại VI.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Tuệ Văn