Dự án thành phần đầu tư xây dựng Cam Lộ - La Sơn có tổng chiều dài 98,3 km. Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Trị là 37,3 km, đoạn qua Thừa Thiên Huế 61 km. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 7.600 tỷ đồng.
Công trình được khởi công năm 2019, khánh thành, đưa vào khai thác tuyến chính vào ngày hôm nay (31/12/2022).
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được khánh thành kết nối tuyến La Sơn - Túy Loan, giúp người dân khu vực lưu thông thuận lợi hơn trên hành trình từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng vào các tỉnh phía Nam, giảm tải lưu lượng phương tiện cho quốc lộ (QL) 1.
Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 1/7/2020 bao gồm các hạng mục: nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L; xây dựng mới các đường lăn song song, đường lăn thoát nhanh; xây dựng hệ thống thoát nước... và hoàn thành vào tháng 4/2022.
Đây là dự án vô cùng quan trọng và cấp bách được Chính phủ quan tâm. Dự án được triển khai trước thực trạng từ năm 2017 đến nay, đường cất hạ cánh và đường lăn của cảng hàng không Tân Sơn Nhất bị xuống cấp nghiêm trọng do phải khai thác vượt tần suất thiết kế, tiếp nhận nhiều loại máy bay thế hệ mới với tải trọng lớn nên hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Dự án được thực hiện theo yêu cầu khẩn cấp, góp phần quan trọng để bảo đảm an toàn giao thông, tăng năng lực, công suất cho cửa ngõ hàng không quan trọng bậc nhất cả nước.
Phạm vi thực hiện dự án, gồm: Cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 11L/29R (1A) và đường cất hạ cánh 11R/29L (1B); xây dựng mới các đường lăn thoát nhanh S3A, S5B, S6B; cải tạo, nâng cấp các đường lăn hiện hữu (S1, S1A, S2, S3, S4, S5, S5A, S6, S7); Xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ.
Dự án được khởi công từ năm 2020 và hoàn thành, đưa vào khai thác từ tháng 1/2022 với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội-TPHCM có tổng mức đầu tư hơn 1.949 tỷ đồng.
Đây là một trong 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-TPHCM có tổng nguồn vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 556/NQ-UBTVQH13 ngày 31/7/2018 về phương án sử dụng 15.000 tỉ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Dự án được thực hiện nhằm đảm an toàn giao thông, nâng cao sản lượng và năng lực vận tải đường sắt; Góp phần cải tạo hệ thống hạ tầng của ngành đường sắt, nâng cao tốc độ chạy tàu trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Đồng thời, tập trung xây dựng một số trụ chống va xô nhằm hạn chế thấp nhất những tổn thất về người và tài sản do va chạm của các phương tiện vận tải đường thủy nội địa đối với các công trình cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội-TPHCM.
Bên cạnh các dự án trên, hàng loạt dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến QL cũng được hoàn thành, gồm: Dự án thành phần 1 thuộc dự án nâng cấp QL25 tỉnh Phú Yên; Dự án nâng cấp, cải tạo QL37 qua Hải Phòng, Hải Dương; Dự án thành phần 2 - nâng cấp QL25 tỉnh Phú Yên và Gia Lai; Dự án thành phần 2 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL24; Dự án cải tạo, nâng cấp QL61B tỉnh Hậu Giang; Dự án cải tạo, nâng cấp QL63 tỉnh Cà Mau; Dự án nâng cấp QL4E (đoạn Bắc Ngầm - TP. Lào Cai); Dự án nâng cấp, cải tạo QL.15A tỉnh Nghệ An.
Cùng đó là các dự án: nâng cấp, cải tạo QL4A tỉnh Lạng Sơn; Dự án nâng cấp, cải tạo QL37 qua tỉnh Thái Bình và cầu sông Hóa; Dự án nâng cấp, cải tạo QL15 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa - Tiểu dự án 3; Dự án nâng cấp, cải tạo QL279 đoạn Phố Ràng - Khau Co, tỉnh Lào Cai; Dự án thảm tăng cường BTN mặt đường trên QL12 tỉnh Điện Biên; Dự án nâng cấp, cải tạo QL279B tỉnh Điện Biên; Dự án mở rộng các cầu trên QL1A tỉnh Tiền Giang và dự án nâng cấp, cải tạo QL37 tỉnh Yên Bái.
PT