![]() |
Hoạt động dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Minh Trang |
Sau đó, Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Phân khu Nam và Tỉnh ủy Phú Yên chuẩn bị bến bãi để tiếp nhận hàng hoá, vũ khí để chi viện cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk.
Bến Vũng Rô (xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên) đã được chọn là nơi tiếp nhận bốc dỡ hàng hóa, vũ khí vì có địa hình phù hợp.
Ngày 28/11/1964, tàu 41 của Đoàn tàu Không số do Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh chỉ huy, xuất phát từ cảng Hải Phòng chở 60 tấn vũ khí, hàng hoá cập bến Vũng Rô an toàn.
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, đến tháng 2/1965, tàu 41 đã 3 lần cập bến thành công, chi viện hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược cho chiến trường Khu V và Tây Nguyên.
Việc mở bến Vũng Rô thành công có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã chi viện kịp thời, tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang Quân khu mở chiến dịch Đông Xuân 1964-1965 giành thắng lợi, góp phần động viên tinh thần, ý chí quyết tâm của quân và dân ta, thúc đẩy phong trào cách mạng trong khu vực phát triển mạnh mẽ, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ghi nhận địa danh, dấu ấn lịch sử của bến Vũng Rô và tàu 41, bến Vũng Rô đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia; thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh đã được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Minh Trang