![]() |
Một góc trường Đại học New Delhi. |
Hiện nay chi phí hàng năm cho hơn 500.000 sinh viên Ấn Độ học tập ở nước ngoài vào khoảng 10 tỷ USD. Nếu cho phép nước ngoài thành lập các trường đại học ở trong nước, Ấn Độ có thể “giữ chân” ít nhất 3 phần 4 số sinh viên này, bằng cách đó tiết kiệm khoảng 7,5 tỷ USD
Ngoài việc hạn chế lượng ngoại tệ lớn chảy ra nước ngoài, nếu được thực hiện, biện pháp trên sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Thứ nhất, nó sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao mạnh mẽ chất lượng giáo dục và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học ở Ấn Độ. Thứ hai, hạn chế được tình trạng “chảy máu chất xám” hiện nay do phần lớn sinh viên Ấn Độ sau khi học tập ở nước ngoài thường tìm cách ở lại làm việc hơn là về nước…
Nhằm thực hiện cải cách trong lĩnh vực giáo dục, ngày 15/3/2010 Chính phủ Ấn Độ đã thông qua dự luật về “Thể chế giáo dục nước ngoài tại Ấn Độ”. Văn kiện này bao gồm các quy định cho phép nước ngoài mở các trường đại học cũng như về quy chế hoạt động của các trường này tại Ấn Độ. Dự kiến, dự luật này sẽ sớm được ra thảo luận tại Quốc hội Ấn Độ…
CITES thông qua kế hoạch bảo tồn hổ
Một kế hoạch bảo tồn hổ, một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng đã được thông qua ngày 21/3 tại kỳ họp về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng quốc tế (CITES) đang diễn tại Doha (Quatar).
Kế hoạch được đưa ra theo đề xuất của phái đoàn Anh, nhằm chống lại việc buôn lậu và trấn áp tệ nạn này, đề xuất những giải pháp nhằm kiểm soát tốt hơn việc nuôi hổ, đặc biệt là tại Trung Quốc và xóa bỏ dần việc kinh doanh các sản phẩm làm từ hổ và sử dụng hổ làm các bài thuốc quý trong y học phương Đông. Kế hoạch này cũng kêu gọi sự đóng góp tài chính từ phía các nhà tài trợ.
Theo LHQ, vì mất chỗ sinh sống và nạn săn bắn trái phép, số lượng hổ đã giảm rất mạnh trên thế giới. Đầu những năm 1990, thế giới vẫn còn khoảng 110.000 con hổ, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 3.600 con.
Bước tiến trong việc kiểm soát thuốc lá
![]() |
Ảnh minh họa |
Các nhà thương lượng đã thống nhất về một "Hệ thống theo dõi và kiểm soát" các sản phẩm thuốc lá, theo đó việc sản xuất và phân phối các sản phẩm thuốc lá sẽ chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn và thường xuyên hơn từ khâu nguyên liệu đến sản xuất, nhãn mác, từ khâu đóng gói đến phân phối và bán lẻ.
Thêm 2 loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng
LHQ đã chính thức đề nghị đưa thêm 2 loại thuốc trừ sâu Endosulfan và Azinphos-methyl vào danh sách các hoá chất độc hại không nên sử dụng trên phạm vi toàn cầu, theo công ước LHQ Rotterdam về các hoá chất độc hại trong buôn bán quốc tế.
Endosulfan là loại thuốc trừ sâu được sử dụng để bảo vệ cây trồng, đặc biệt là bông, cà phê và chè. LHQ xác định đây là chất ô nhiễm hữu cơ bền gây nguy hiểm cho sức khoẻ sinh sản và phát triển bình thường của con người và động vật. Azinphos-methyl là thuốc trừ sâu được phát triển trong Chiến tranh thế giới thứ 2, được sử dụng trong sản xuất rau quả. LHQ xác nhận hoá chất này gây nguy hại cho sức khoẻ sinh sản và sự phát triển của con người .
Cho đến nay, theo Công ước Rotterdam, LHQ đã đưa vào danh sách các loại hoá chất độc hại đối với con người và môi trường 29 loại thuốc trừ sâu và hoá chất công nghiệp.
Thang Duy tái xuất
![]() |
Thang Duy |
Đây là bộ phim đầu tiên của Thang Duy kể từ sau “Sắc, Giới” năm 2007.
Tác phẩm lừng lẫy của đạo diễn Lý An cách đây 3 năm đã biến Thang Duy trở thành một ngôi sao điện ảnh Hoa ngữ. Nhưng “Sắc, Giới” cũng khiến cô gặp không ít rắc rối. Với chủ đề nhạy cảm liên quan đến giai đoạn phát xít Nhật chiếm đóng Trung Quốc cùng không ít cảnh nóng, “Sắc, Giới” đã phải chỉnh sửa ít nhiều. Nhưng cho dù bản chỉnh sửa đó được phép công chiếu tại Trung Quốc, Thang Duy vẫn phải chịu tình trạng bị “cấm vận hình ảnh”.
Phát biểu với báo giới ngày 22/3, Thang Duy tâm sự: “Tôi hạnh phúc khi được gặp lại đạo diễn cũng như những bạn diễn. Tôi sẽ rất vui nếu mọi người đều xem được tác phẩm của tôi”.
Bế mạc Đại hội thể thao Paralympic mùa Đông 2010
Sáng 22/3 (giờ Việt Nam), Đại hội thể thao Olympic mùa Đông dành cho người khuyết tật lần thứ 10 (Paralympic 2010) được tổ chức tại Canađa đã khép lại bằng lễ bế mạc giản dị và đậm tính nhân văn.
Paralympic mùa Đông 2010 kết thúc với thắng lợi thuộc về đoàn VĐV khuyết tật của Nga với 38 huy chương (trong đó có 12 HCV, 16 HCB và 10 HCĐ). Đoàn Đức đứng ở vị trí thứ hai với 24 huy chương (13 HCV, 5 HCB, 6 HCĐ). Xếp thứ 3 là đoàn chủ nhà Canađa với 19 huy chương (10 HCV, 5 HCB, 4 HCĐ).
Linh Đức