Ngày 9/11, Ấn Độ đã phóng thử tên lửa đất đối đất Agni-II có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo.
Phát biểu với báo giới, người chỉ huy vụ phóng xác nhận vụ phóng đã thành công tốt đẹp.
Vụ phóng được thực hiện từ căn cứ quân sự trên đảo Wheeler thuộc huyện Bhadrak, cách thủ phủ Bhubaneswar của bang miền Odisha gần 200 km.
Agni-II thuộc loại tên lửa tầm trung với tầm bắn trên 2.000 km, chiều dài của tên lửa là 20 mét, trọng lượng - khoảng 17 tấn, trọng lượng đầu đạn là khoảng 1 tấn. Tên lửa được trang bị hệ thống định vị có độ chính xác cao và một hệ thống kiểm soát và điều khiển thế hệ mới.
Được biết, nếu được giảm tải trọng tên lửa này có thể đạt tầm bắn lên tới 3.000 km.
Đặc biệt, nó không chỉ được phóng từ các bệ phóng cố định mà còn có thể từ các bệ phóng di động trên bộ hoặc trên đường ray xe lửa. Thời gian chuẩn bị cho một vụ phóng chỉ khoảng 15 phút. Hiện, các mẫu tên lửa khác thuộc gia đình tên lửa "Agni" đã phục vụ trong lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Nirbhay là tên lửa cơ động, thuộc loại tên lửa hành trình cận âm, có thể mang nhiều loại trọng tải và được phóng từ các loại bệ phóng khác nhau trên mặt đất, đồng thời có chi phí thấp.
Với đặc điểm bay ở tầm thấp, giới quân sự cho rằng, Nirbhay sẽ gây khó khăn cho hệ thống radar phát hiện. Ngoài ra, với khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tấn công mục tiêu ở cách xa hơn 700 km, loại tên lửa này sẽ nâng cao khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ của đối phương.
Trong vài tuần gần đây, cuộc chạy đua tên lửa đạn đạo giữa các cường quốc bỗng nhiên đột ngột “nóng”. Ngay sau khi Nga phóng thành công tên lửa đạo liên lục địa từ tàu ngầm, Mỹ cũng bất ngờ tiến hành vụ thử hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đã đánh chặn thành công hai tên lửa hành trình và một tên lửa đạn đạo gần như đồng thời trên Thái Bình Dương.
Trước đó, tàu ngầm Tula của Nga đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva từ vùng biển Barents tới thao trường thử nghiệm Kura.
PV