In bài viết

Bàn về thực hiện kiến nghị sau giám sát

Hoạt động giám sát là tổng thể các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các Đại biểu HĐND nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như Nghị quyết của HĐND cùng cấp; từ đó đưa ra các kết luận và phương án xử lý phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với nhà nước. Theo quy định tại Điều 58 của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định rõ hình thức giám sát của HĐND.

18/10/2010 22:08
Hoạt động giám sát là tổng thể các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các Đại biểu HĐND nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như Nghị quyết của HĐND cùng cấp; từ đó đưa ra các kết luận và phương án xử lý phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với nhà nước. Theo quy định tại Điều 58 của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định rõ hình thức giám sát của HĐND. Hiện nay, thành lập đoàn giám sát là một hoạt động thường xuyên và chủ yếu của HĐND các cấp. Khác với hoạt động thanh tra, kiểm tra, thì quy trình hoạt động của đoàn giám sát được quy định: Thông báo trước cho đối tượng được giám sát chậm nhất là 7 ngày trước khi đoàn bắt đầu giám sát. Quá trình tiến hành giám sát đoàn có quyền xem xét, xác minh tất cả vấn đề mà đoàn xét thấy cần thiết; có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; đồng thời giải trình tất cả các vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm; làm báo cáo kết quả hoạt động giám sát gửi đến đúng đối tượng được giám sát. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật đoàn có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, của cá nhân có hành vi vi phạm. Vấn đề có tính quyết định cho chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát là việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu sau giám sát của đối tượng được giám sát. Giám sát có chất lượng là phải đưa ra được những kết luận, kiến nghị, yêu cầu đúng đắn và chỉ khi giám sát có chất lượng mới tạo tiền đề đảm bảo hiệu lực của giám sát. Để đảm bảo hiệu lực của giám sát đòi hỏi phải có sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thể được giám sát đối với các kết luận, kiến nghị, yêu cầu đúng đắn rút ra từ hoạt động giám sát; đồng thời cần có biện pháp xử lý đối với những chủ thể không chấp hành nghiêm các kết luận, kiến nghị, yêu cầu đó. Trên thực tế hiện nay việc thực hiện các kết luận sau giám sát của Thường trực và các ban HĐND tỉnh về cơ bản đã được các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện khá nghiêm túc thể hiện thông qua báo cáo kết quả phản hồi của các đối tượng được giám sát; góp phần bảo đảm pháp chế trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời khẳng định rõ hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc thực thi các kết luận, yêu cầu, kiến nghị mà đoàn giám sát đã đưa ra còn mang tính đối phó, hình thức, chưa thực sự thể hiện hết trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan, còn có biểu hiện nửa vời hoặc thực hiện theo khuynh hướng bảo đảm lợi ích của cá nhân, đơn vị được giám sát. Việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu giám sát có lúc thiếu kiên quyết, thiếu liên tục, chưa sâu sát, tác dụng còn hạn chế; thiếu biện pháp khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên trong thời gian tới để làm tốt công tác “hậu giám sát” thiết nghĩ: Các cơ quan có thẩm quyền cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về hoạt động giám sát của HĐND các cấp; quy định các chế tài cụ thể xử lý nghiêm khắc đối với các cơ quan, đơn vị được giám sát nếu họ không thực hiện tốt các kết luận, kiến nghị, yêu cầu giám sát. HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Đại biểu HĐND phải xây dựng kế hoạch thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra các cơ quan, đơn vị được giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn giám sát. Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện theo tiến độ cho HĐND. HĐND cần có giải pháp xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng được giám sát khi họ không thực hiện các kết luận, kiến nghị, các yêu cầu mà đoàn giám sát đã đưa ra. Đối với các đơn vị cơ quan được giám sát khi nhận được báo cáo kết quả giám sát của đoàn giám sát cần phải chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và các giải pháp tối ưu để thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn giám sát theo đúng lộ trình; huy động tối đa mọi năng lực của cơ quan, đơn vị, tổ chức để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các kết luận giám sát; xác định rõ nguyên nhân trách nhiệm và đưa ra được các giải pháp thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn giám sát; có hình thức xử lý đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm nếu có. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện cho HĐND theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy việc thực hiện kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn giám sát không đúng hoặc không hiệu quả thì HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tiến hành tổ chức đoàn giám sát để giám sát lại việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn giám sát; tiến hành chất vấn hoặc kiến nghị với HĐND ra nghị quyết chất vấn đối với đối tượng được giám sát về việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không có hiệu quả các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của đoàn giám sát Trần Văn Mão » Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn sau hai năm thực hiện Luật thanh tra(12/08/2008) » Để việc tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND các cấp đạt kết quả tốt(11/08/2008) » Tiếp xúc cử tri: Thực trạng và nguyên nhân(30/03/2008) » Một số kinh nghiệm về công tác tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội(25/03/2008) » Nói và Làm(08/03/2008) » Tiếp tục thực hiện tốt hơn việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt cấp xã(14/12/2007) » Đôi điều suy nghĩ về nhận thức và cách thức để đại biểu dân cử thực sự mang tính đại diện(14/12/2007) » Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động HĐND các xã, thị trấn(14/12/2007) » Một số giải pháp về công tác tiếp xúc cử tri trên địa bàn thành phố Vinh(14/12/2007) » Quản lý, sử dụng đất đai - đôi điều muốn góp(13/12/2007)