Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện, phòng tránh và điều trị kịp thời. Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm virus thuộc họ Enterovirus gây ra. Đặc biệt Enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim…dẫn đến tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh thường có biểu hiện : Sốt cao, nổi bọng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi có một trong những dấu hiệu : sốt cao 39 độ C, hoặc sốt liên tục trên 2 ngày; quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì; giật mình, hốt hoảng, chới với; đi đứng loạng choạng hoặc yếu tay chân; khó thở, thở nhanh hay thở không đều; nôn ói nhiều
Phòng bệnh chân tay miệng như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp như :
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ, người giữ trẻ, vật dụng đồ chơi của trẻ; Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ.
- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, có thể nhiễm virus bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% .
- Lau chùi khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn như Chloramin B định kỳ hàng tuần tại trường mầm non, các nơi tập trung nuôi dạy trẻ hoặc dung dịch Surianos hoặc dung dịch Javel định kỳ hàng tuần.
- Hạn chế tối tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chin, uống chín.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà trong vòng 10 ngày đầu của bệnh cho đến khi hết loét trong miệng hoặc các bọng nước để tránh lây lan cho trẻ khác.
File đính kèm: