Trực thăng hải quân Mỹ mang theo thiết bị dò âm thanh trên biển |
Sử dụng không quân
Thiết bị dò âm thanh dưới nước và thiết bị đo biến đổi từ trường là hai thiết bị hết sức cơ bản để thám sát tàu ngầm. Ngày nay Mỹ, Nhật và cả Nga đã có các thiết bị đo biến thiên từ trường rất nhạy (magnetic abnormaly detection). Nó là các cảm biến từ, bản chất là đầu dò từ kế dùng trong việc đo biến thiên từ trường thăm dò địa chất.
Tuy vậy ngày nay, các từ kế có độ nhạy cao hơn hàng chục lần vì được cải tiến thành các “từ kế” laser bơm khí helium siêu nhạy. Các từ kế này được lắp trên máy bay cánh bằng, như cảm biến ASQ-81 lắp trên đuôi máy bay P-3C ( Mỹ-Nhật), các cảm biến lắp trên máy bay Tu-142M3, IL-20 (Nga).
Hệ thống tác chiến chống tàu ngầm trên máy bay do thám biển P-3C Orion còn bao gồm các cảm biến AN/ARR-78 (V) AN/ARR-72 sử dụng các phao thuỷ âm. Có 2 thiết bị phân tích tần số định hướng âm thanh.
Các trực thăng của Mỹ chuyên bay do thám biển như AW109, S-70B Seahawk, MH-60R Seahawk của Mỹ, K-27 “Helix”, K-28 của Nga cũng là phương tiên do thám tốt. Ka-32 của Nga có khả săn tàu ngầm do được trang bị các loại ra đa hiện đại. Trực thăng chống ngầm HSS-2B của Nhật Bản tầm hoạt động 1.200 km, trang bị radar sục sạo ESM ALR-66, sonar AQS 13/18...
Các trực thăng của Mỹ, Nhật mang theo nhiều thiết bị dò âm thanh độ nhạy cao. Nó còn mang theo các phao thủy âm, kéo trên mặt nước hoặc thả dưới biển theo mạng lưới (có thể thu về), như cảm biến âm thanh trang bị trên trực thăng SH-2G hoặc SH-60B Seahawk, hệ thống chống ngầm ASW Mission Package cho máy bay không người lái Fire Scout và trực thăng chống ngầm MH-60R.
Công nghệ LiDAR (Light Detecting And Ranging) là sự kết hợp giữa công nghệ đo độ dài bằng lazer, công nghệ định vị vệ tinh và công nghệ ảnh số nhằm nghiên cứu, xác định chính xác bề mặt thực của lòng biển trong không gian 3D. Sử dụng các tia lade màu xanh, có công suất thích hợp, các tàu chiến, máy bay phối hợp đo vẽ và phân tích được “vật lạ” trong lòng biển, cũng là phương pháp dò tìm tàu ngầm khá công hiệu.
Phối hợp giữa hải quân và không quân rà quét trên biển, phát hiện tàu ngầm |
Tàu tuần dương, tàu khu trục chống ngầm là biện pháp cơ bản của hải quân các nước.
Tàu ngầm Kilo 636 MV mới nhất của Nga lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.
Với hải quân Nga, Udaloy được biết đến như một trong những lớp tàu khu trục chống ngầm nổi tiếng.
Udaloy II được trang bị tích hợp thêm hệ thống sonar chủ động, giúp tìm kiếm hiệu quả tàu ngầm. So với Udaloy I, Udaloy II đã có sự nâng cấp đáng kể. Đây là một trong những hệ thống định vị sonar khá hiện đại, có thể phát hiện vật thể ở cách nó đến 100 km. Zvezda M-2 được nhận định là đối thủ của AN/SQS-53 của Mỹ và NATO. Đặc biệt, Zvezda còn được tích hợp cả hệ thống cảnh báo ngư lôi từ rất xa.
Hải quân Mỹ dự định sẽ trang bị hệ thống tác chiến chống ngầm (ASW Mission Package) mới nhất cho hai tàu chiến tuần duyên (LCS) USS Freedom và USS Independence. Hệ thống này gồm anten đa nhiệm (MFTA) và thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau (VDS), Sona nổi tiếng AN/SQS-53 của Mỹ và NATO cho phép phát hiện những tàu ngầm hoạt động yên ắng nhất.
Kết hợp giữa hải quân và không quân trong các chiến dịch chống tàu ngầm đã kích thích công nghệ sản xuất các cảm biến âm thanh, từ trường phát triển thêm nhanh chóng.
Trong nhiệm vụ chống tàu ngầm các nước còn phát triển công nghệ tàu và máy bay không người lái, các phương tiện này cần mẫn dọc ngang trên trời, biển để dò tìm tàu ngầm. Thời gian hoạt động của các phương tiện không người lái này này càng kéo dài thêm, từ vài chục giờ đến hàng tuần “không biết mệt”.
Nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", các tàu ngầm cũng được trang bị các thiết bị hiện đại để chống lại "những kẻ dò tìm" ...
Trần Văn (tổng hợp)