![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tìm thấy một loại khí CFC trong đại dương, được gọi là CFC-11, trên thực tế có ảnh hưởng đến bầu khí quyển. Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm nghiên cứu cho rằng các đại dương trên toàn cầu sẽ đảo ngược vai trò từ trước đến giờ của chúng, trở thành một bể chứa hóa chất độc hại có thể làm suy giảm tầng ozone.
CFC-11 thường được sử dụng để sản xuất chất làm làm lạnh và bọt cách nhiệt. Khi phát ra khí quyển, nó sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền, cuối cùng phá hủy tầng ozone - lớp khí quyển bảo vệ Trái đất. Kể từ năm 2010, việc sản xuất và sử dụng hóa khí CFC-11 đã bị cấm trên toàn thế giới theo Nghị định thư Montreal, một hiệp ước toàn cầu nhằm khôi phục và bảo vệ tầng ozone.
Kể từ khi bị loại bỏ, nồng độ CFC-11 trong khí quyền đã giảm dần và các nhà khoa học ước tính rằng đại dương đã hấp thụ khoảng 5 đến 10% tổng lượng khí CFC-11 được sản xuất. Tuy nhiên, khi nồng độ của khí này tiếp tục giảm trong khí quyển, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng lượng khí này sẽ bão hòa trong đại dương, khiến nó thành một nguồn khí độc hại thay vì chìm trong lòng đại dương.
Theo các nhà nghiên cứu, đến năm 2075, các đại dương sẽ phát thải trở lại bầu khí quyển nhiều hơn lượng khí CFC-11 mà chúng hấp thụ. Hơn nữa, với tình trạng biến đổi khí hậu càng gia tăng, sự thay đổi này sẽ xảy ra sớm hơn 10 năm. Việc CFC-11 phát thải từ đại dương sẽ kéo dài thời gian cư trú trung bình của khí này, khiến nó tồn tại trong khí quyền lâu hơn 5 năm so với bình thường. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các ước tính trong tương lai về lượng phát thải CFC-11.
Vũ Phong