In bài viết

Các địa phương chủ động lấy nước đổ ải cho vụ Đông Xuân

* Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Hà Nam: đến nay địa phương này đã cơ bản lấy đủ nước đổ ải cho vụ Đông Xuân năm 2011. Đối với các vùng đất cao khó khăn về nước, Sở hướng dẫn người dân chủ động chuyển sang trồng các cây màu vụ Xuân như ngô lai, lạc, đậu tương và các loại rau quả hàng hóa như dưa chuột lai xuất khẩu, bí xanh. Bà Nguyễn Thị Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNTcho biết: vụ Đông Xuân năm 2011, toàn tỉnh gieo cấy 33.165 ha. Các huyện Duy Tiên, Lý Nhân và thành phố Phủ Lý đã lấy đủ nước cho 100% diện tích gieo cấy. Khoảng 4% diện tích gieo cấy chưa lấy đủ nước đổ ải thuộc các huyện Kim Bảng, Bình Lục và Thanh Liêm. Cán bộ ngành NN&PTNT phối hợp với các địa phương tiếp tục quản lý, điều hành tốt việc lấy nước đổ ải theo đúng lịch điều tiết nước của các công ty thủy nông; tập trung nhân lực làm đất, be bờ giữ nước chuẩn bị sãn sàng khi có mạ và thời tiết cho phép để cấy lúa trong khung thời vụ. Bên cạnh đó, các địa phương hướng dẫn người dân t

16/02/2011 15:17
* Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Hà Nam: đến nay địa phương này đã cơ bản lấy đủ nước đổ ải cho vụ Đông Xuân năm 2011. Đối với các vùng đất cao khó khăn về nước, Sở hướng dẫn người dân chủ động chuyển sang trồng các cây màu vụ Xuân như ngô lai, lạc, đậu tương và các loại rau quả hàng hóa như dưa chuột lai xuất khẩu, bí xanh. Bà Nguyễn Thị Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNTcho biết: vụ Đông Xuân năm 2011, toàn tỉnh gieo cấy 33.165 ha. Các huyện Duy Tiên, Lý Nhân và thành phố Phủ Lý đã lấy đủ nước cho 100% diện tích gieo cấy. Khoảng 4% diện tích gieo cấy chưa lấy đủ nước đổ ải thuộc các huyện Kim Bảng, Bình Lục và Thanh Liêm. Cán bộ ngành NN&PTNT phối hợp với các địa phương tiếp tục quản lý, điều hành tốt việc lấy nước đổ ải theo đúng lịch điều tiết nước của các công ty thủy nông; tập trung nhân lực làm đất, be bờ giữ nước chuẩn bị sãn sàng khi có mạ và thời tiết cho phép để cấy lúa trong khung thời vụ. Bên cạnh đó, các địa phương hướng dẫn người dân tổ chức gieo thẳng theo kế hoạch trong khung thời vụ tốt nhất; tập trung chăm sóc, che, mở ni lông đúng kỹ thuật và bón bổ sung phân chuồng và tro bếp hoai mục cho mạ đã gieo, mở ni - lon luyện mạ trước khi cấy từ 3 đến 5 ngày, tuyệt đối không bón phân đạm cho mạ; chuẩn bị đầy đủ giống ngắn ngày và gieo mạ dự phòng sãn sàng ứng phó với diễn biến của thời tiết. Bên cạnh đó, ngành NN&PTNT đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân bón phân cân đối, tăng cường dùng phân hỗn hợp NPK, phân đa yếu tố chuyên dùng theo hướng dẫn cho từng loại cây trồng, phù hợp với từng chân đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Đến thời điểm này, diện tích mạ đã gieo trên địa bàn đạt hơn 3.000 ha, diện tích lúa đã cấy đạt 67 ha và diện tích lúa gieo thẳng đạt trên 360 ha tập trung tại các huyện Lý Nhân và Kim Bảng.
*Tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội ngày 15/2 cho biết: căn cứ vào lịch xả nước đợt 2, cũng là đợt cuối cùng trong vụ xuân năm nay của các hồ thủy điện, các công ty thủy lợi trên địa bàn Hà Nội đang huy động 186 trạm bơm với trên 460 máy bơm các loại (trong đó có 21 trạm bơm dã chiến) hoạt động để khẩn trương lấy nước, phục vụ nhu cầu đưa nước đổ ải, gieo cấy cây trồng vụ xuân. Đến thời điểm này, toàn thành phố đã có gần 90% diện tích canh tác lấy được nước phục vụ cày ải và làm đất gieo cấy. Các huyện ngoại thành đã làm đất, đổ ải được hơn 71.200 ha (đạt trên 71% kế hoạch) và cấy được hơn 10.000 ha lúa xuân (đạt 10% kế hoạch). Sở NN&PTNT Hà Nội và chính quyền các huyện, thị xã đã cử cán bộ chuyên môn xuống đôn đốc, hướng dẫn nông dân lấy nước gieo trồng hợp lý, tiết kiệm nước để sau khi làm đất, cấy lúa còn đảm bảo đủ nước ở khâu tưới dưỡng tiếp sau. Hà Nội phấn đấu trong tháng 2, hơn 100.000 ha lúa xuân tại các huyện sẽ cơ bản được cấy xong.
* Để đảm bảo kế hoạch gieo cấy vụ Đông Xuân, ngành nông nghiệp Phú Thọ đã chỉ đạo các địa phương tập trung chống hạn, huy động mọi nguồn lực để khai thác tối đa nguồn nước trong 2 đợt xả của các hồ thủy điện.
Theo đó, các huyện, thành thị trong tỉnh tập trung rà soát đánh giá nguồn nước tưới tại các xã, thị trấn; chủ động trữ nước vào các hồ, đập, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, tránh tình trạng bị rò rỉ, thất thoát nước; tiếp tục sử dụng các máy bơm dã chiến để tiến hành bơm nước phục vụ sản xuất. Khẩn trương tu sửa, nạo vét kênh mương, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình thủy lợi để kịp thời phục vụ cho sản xuất. Ngành nông nghiệp cũng đã chỉ đạo các địa phương giữ các nguồn nước ở các ao, hồ, chặn các suối, đặc biệt là đường qua suối gắn liền thủy lợi để tạo các đập dâng, đồng thời tu sửa nạo vét kênh mương nội đồng; xây dựng khung lịch điều tiết nước hợp lý phục vụ cho sản xuất...Ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo bà con gieo cấy đúng lịch thời vụ, đúng giống và cơ cấu cây trồng hợp lý. Những vùng thiếu nước, khó khắc phục có thể chuyển sang trồng màu.
Ông Quách Tấn Công, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khai thác công trình thủy lợi cho biết: Vụ Đông Xuân năm 2011, Công ty được giao phụ trách đảm bảo nước tưới tiêu cho 14.000 ha nên ngay từ đầu mùa vụ Công ty đã tăng cường ứng trực, vận hành máy móc, thiết bị để lấy nước đổ ải thuận lợi. Do hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang xả nước chống hạn nên mực nước các sông Lô, sông Thao đang lên. Qua đó việc lấy nước vào nội đồng khá dễ dàng, đảm bảo trên 90% diện tích đã đủ nước đổ ai và gieo cấy. Hiện nay, Công ty quản lý 60 hồ đập, 110 trạm bơm, đồng thời bổ sung lắp đặt thêm 40 trạm bơm dã chiến với tổng số 180 tổ máy bơm các loại với công suất từ 500 m3/h đến 8.000 m3/h, quản lý gần 600 km kênh chính các loại, một số ngòi tiêu và cống qua đê để tiêu nước. Ông Công cho biết thêm, hầu hết các hồ đập đều có nước và đạt 80% công suất thiết kế. Ở một số địa phương như Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba đang gặp khó khăn về nguồn nước, Công ty chỉ đạo đơn vị trực thuộc khẩn trương khắc phục khó khăn, đưa nước kịp thời, không để chậm thời vụ gieo cấy do thiếu nước. Thực hiện đưa nước đến đâu, làm đất giữ nước đến đó, phấn đấu 100% diện tích gieo cấy đủ nước sau khi kết thúc đợt xả nước.
Vụ Đông Xuân 2010-2011, tỉnh Phú Thọ dự kiến gieo cấy 36.070 ha. Đến ngày 15/2, đã có gần 90% diện tích đủ nước đổ ai và gieo cấy.
Đức Phương, Thanh Trà, Tạ Toàn