In bài viết

Các trường hợp được giám định lại thương tật

(Chinhphu.vn) – Bố của bà Hồ Thị Vân (tỉnh Đắk Lắk) tham gia kháng chiến chống Mỹ, bị thương tháng 9/1974 và hiện vẫn còn 4 mảnh đạn trong cơ thể, thường xuyên bị đau nhức. Bố của bà đang hưởng trợ cấp 1.474.000 đồng/tháng. Vậy bố của bà có được giám định lại để nâng mức trợ cấp không? Nếu được thì cần thủ tục gì?

10/11/2015 09:02

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bà Vân như sau:

Căn cứ Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì việc giám định lại thương tật được áp dụng đối với những trường hợp sau:

- Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời sau 3 năm được giám định để xác định thương tật vĩnh viễn.

- Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

- Người bị thương đã giám định thương tật mà còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

- Thương binh đã giám định có vết thương tái phát (theo quy định Khoản 4, Điều 30 của Nghị định) thì được giám định lại.

Đề nghị bà Vân đối chiếu quy định nêu trên, nếu bố của bà thuộc diện giám định lại theo quy định thì liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được trả lời theo thẩm quyền.

Chinhphu.vn