Ảnh minh họa |
Đồng thời, các sở hướng dẫn cho các cơ sở thu gom, chế biến và phân phối trứng gia cầm về các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, có ghi chép nguồn gốc trứng gia cầm, lưu trữ hồ sơ kiểm dịch... để truy xuất nguồn gốc trứng gia cầm khi phát hiện có mầm bệnh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh việc thực hiện kiểm dịch, thu phí kiểm dịch trứng gia cầm nhiều lần.
Các trạm, chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông không được thu phí kiểm dịch
Các trạm, chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông không được thu phí kiểm dịch mà chỉ thực hiện việc kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu có nghi ngờ về việc vận chuyển trứng không đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì lực lượng chức năng tại đây mới kiểm tra thực trạng và xử phạt theo quy định.
Cục Thú y đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trứng gia cầm nếu phát hiện kiểm dịch viên động vật thực hiện sai quy định về công tác kiểm dịch, thu phí kiểm dịch nhiều lần, gây nhũng nhiễu và phiền hà cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, lưu thông… thì gửi văn bản báo cáo về Cục để phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, một số chủ trang trại chăn nuôi và doanh nghiệp kinh doanh nông sản đã phản ánh về "gánh nặng" phí kiểm dịch, một quả trứng từ trang trại đến tay người tiêu dùng đang phải gánh tới 5 lần phí kiểm dịch với mức khoảng 50 đồng/quả/lần kiểm dịch. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu Cục Thú y phải khẩn trương nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh việc thu phí kiểm dịch đối với các loại trứng gia cầm.
Thu Nga