![]() |
Ảnh minh họa |
Để được hưởng BHYT, Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn gia đình ông Mẫn về địa phương xin giấy chuyển viện. Tuy nhiên, khi ông Mẫn đến Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc xin giấy chuyển viện thì được trả lời, quy định của Bộ Y tế là phải có bệnh nhân để bác sĩ khám, chuẩn đoán rồi mới quyết định cho chuyển viện. Trong thời điểm đó, cháu của ông đã nhập viện ở Bệnh viện Nhi đồng 2 nên không thể về Trung tâm Y tế huyện để khám được.
Ông Mẫn hỏi, mỗi lần cháu ông bị bệnh phải điều trị, nếu muốn hưởng BHYT thì phải về địa phương khám mới được chuyển viện, như vậy có đúng không? Có cách nào thuận tiện hơn để cháu của ông được hưởng BHYT cho cháu nhỏ dưới 6 tuổi không?
Vấn đề ông Mẫn hỏi, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Theo quy định, việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh và khả năng chẩn đoán, điều trị của tuyến dưới. Vì vậy, trong mọi trường hợp, bác sĩ phải trực tiếp khám người bệnh mới đưa ra được quyết định có hay không phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Để thuận lợi cho người bệnh đi khám, chữa bệnh trong các trường hợp không sống tại địa bàn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, Bộ Y tế đã có quy định đối với các trường hợp nêu trên.
Theo đó, cháu của ông Mẫn cần được đăng ký tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh, khi ốm đau, bệnh tật, cháu được đi khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tương đương tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh ghi trên thẻ BHYT của cháu.
Nếu cháu đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc, thì cháu có thể được khám, chữa bệnh tại Bệnh viện quận của TP. Hồ Chí Minh. Khi vượt quá tuyến chuyên môn kỹ thuật thì Bệnh viện quận sẽ chuyển lên tuyến trên.
Lưu ý, khi đi khám, chữa bệnh cho cháu bé, ngoài thẻ BHYT, bố mẹ cháu cần mang theo Giấy đăng ký tạm trú.
Chinhphu.vn