Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết để đạt các thoả thuận chung, Công ty LA chuyển tiền đặt cọc này vào tài khoản DICA (tài khoản vốn đầu tư trực tiếp).
Bà Bùi Thị Tuyết Ngân hỏi, Công ty LA làm như vậy có đúng không?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Về việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy định:
"1. Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện như sau: ...
b) Giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp".
Về việc đặt cọc, Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam quy định:
"Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác... của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối".
Căn cứ các quy định trên: (i) Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) giữa nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú và nhà đầu tư Việt Nam là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp FDI; và (ii) Việc định giá, thanh toán... tiền đặt cọc để mua bán chuyển nhượng phần vốn góp tại doanh nghiệp FDI (như đề cập của bà Bùi Thị Tuyết Ngân) không được phép thực hiện bằng ngoại tệ.
Bên cạnh đó, việc thực hiện đặt cọc được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chinhphu.vn