Theo ông Khoa, "đường thông minh" hệ thống tập hợp gồm nhiều làn đường song song, sử dụng bằng điện, chuyển động theo các cấp độ vận tốc khác nhau, có thể kết nối với mọi phương tiện như xe buýt, tàu điện ngầm, nhà ga bến tàu, trường học, khách sạn, khu dân cư, siêu thị mua sắm, khu vui chơi giải trí. Đường thông minh không giới hạn số lượng người di chuyển do đây là hệ thống chuyển động liên tục.
Do đó, "đường thông minh" sẽ đáp ứng được về mặt môi trường, không khói bụi và tiếng ồn, không khí thải nhà kính, an toàn, văn minh, lịch sự, thân thiện môi trường, kết nối cộng đồng.
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải sau khi xem xét, nghiên cứu, thấy rằng việc triển khai "đường thông minh" dạng băng chuyền tự động với quy mô lớn đòi hỏi hạ tầng công nghệ giao thông hiện đại với kinh phí đầu tư rất lớn, tiêu chuẩn quản lý và vận hành đồng bộ với nền khoa họa hiện đại; các vấn đề về an toàn trong khai thác, vận hành, bảo trì cần kỹ thuật cao.
Vì vậy, trong thời điểm hạ tầng kỹ thuật hiện tại của Việt Nam, việc triển khai mô hình vận tải trên với quy mô lớn là chưa khả thi để thực hiện.
Chinhphu.vn