Nhã nhạc - Ảnh minh họa |
Loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm 11 di sản: Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca trù; Hát Xoan ở Phú Thọ; Đờn ca Tài tử Nam Bộ; Dân ca Cao Lan; Dân ca Sán Chí; Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ; Võ cổ truyền Bình Định; Múa rối nước.
Loại hình Lễ hội truyền thống gồm 12 di sản: Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc; Lễ hội Yên Thế; Lễ hội Thổ Hà; Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn; Lễ hội Côn Sơn; Lễ hội Kiếp Bạc; Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn; Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa; Lễ hội Gầu tào; Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc; Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang; Lễ hội Lồng tông của người Tày.
Loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm 7 di sản: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô; Nghi lễ Cấp sắc của người Dao; Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo; Lễ Bỏ mả của người Raglai; Nghi lễ Chầu văn của người Việt; Nghi lễ Then của người Tày.
Loại hình Tiếng nói, chữ viết có 1 di sản gồm: Chữ Nôm của người Dao.
Loại hình Nghề thủ công truyền thống gồm: Tranh dân gian Đông Hồ; Nghề làm gốm của người Chăm.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Tuệ Văn