In bài viết

Công nghệ xanh trong xây dựng

Khi ta có mặt tại các khu nhà bê tông ngồn ngộn giữa mùa hè, cảm giảc rõ rệt là các công trình nhận quá nhiều nhiệt. Ngược lại mùa rét, ở đây không hề ấm, do giá lạnh cũng được các bức tường giữ lại.

02/03/2012 14:23

Ảnh minh họa

Có thể khẳng định: một trong những thủ phạm của biến đổi khí hậu là sự tiêu thụ năng lượng khổng lồ từ các công trình xây dựng. Không tiêu tốn điện, ga, con người không thể sống trong những bức tường vây kín, dễ truyền nhiệt, dễ mất nhiệt như thế.

Theo số liệu thống kê của Viện Năng lượng Mỹ, các công trình xây dựng chiếm khoảng 40% năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu. Để giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, tạo môi trường bền vững, trong lành thì việc quy hoạch đô thị theo xu hướng xanh (green technology in construction) trở nên quan trọng của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Có  thể nói, công nghệ xanh trong công trình xây dựng là sự lựa chọn cấp thiết trong thời khủng hoảng năng lượng hiện nay. Ngoài việc sử dụng năng lượng hiệu quả, công nghệ xanh còn góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ công trình cao... Đó là lý do vì sao việc ứng dụng công nghệ xanh trong các công trình xây dựng trở thành xu hướng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Có  nhiều giải pháp công nghệ xanh trong xây dựng, từ  vật liệu đến cấu trúc tường; từ giám sát  đến điều khiển tiêu thụ năng lượng; từ thiết kế ngoại thất, nội thất đến kết hợp trồng cây xanh, cải tạo môi truờng…

Ông Vincent Tong, Giám đốc vùng của Aecom - công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật và thiết kế hàng đầu của Mỹ, đã chia sẻ những nhận định của mình về công nghệ xanh, trong đó có ý kiến:

Việc xây dựng các tòa nhà khí thải thấp và hiệu quả về năng lượng phải được bắt đầu với việc có một thiết kế chủ động cho các vấn đề này. Thiết kế này có thể "đương đầu" được với các điều kiện môi trường xung quanh để hài hòa phần ngoài của tòa nhà và tránh được ánh mặt trời một cách tối đa.

Điều này sẽ đặt một nền tảng vững chắc cho việc áp dụng hiệu quả các công nghệ tiết kiệm năng lượng ở phía trong tòa nhà.

Các tòa nhà sẽ gặp phải các khó khăn đáng kể trong việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, bởi vì  để vận hành các trục giao thông đi lên và xuống trong tòa nhà yêu cầu sự bức xạ cao của ánh sáng mặt trời và năng lượng. Vậy nên, vấn đề ở đây là phải biến những thách thức này thành cơ hội, bằng việc biến ánh sáng mặt trời thành nguồn năng lượng để tái sử dụng. Ví dụ như các tấm hút ánh sáng mặt trời có thể được sử dụng để điều tiết bớt bức xạ và hệ thống thang máy có thể sử dụng bằng công nghệ chuyển đổi năng lượng do bức xạ (mà nếu không sử dụng thì cũng sẽ mất đi, không mang lại tác dụng gì cả) thành nguồn năng lượng tái sử dụng. Ngành công nghiệp này đang đòi hỏi các tiếp cận thực tế và các nghiên cứu cụ thể bởi những nhà thực hành và các nhà nghiên cứu.

Xin giới thiệu 3 giải pháp nhằm áp dụng công nghệ xanh trong xây dựng mà website oct.vn/vn đã đăng tải

Công nghệ phủ HPS:

Công nghệ lớp phủ HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt được thiết kế cách nhiệt cho cả nội và ngoại thất. Công nghệ phủ  này phản chiếu lại sự tỏa nhiệt bên trong của các công trình mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ chung của các công trình đó. Kết quả là tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí điện năng và khí thải carbon.

Đối với các cửa sổ, có loại công nghệ HPS-G – loại công nghệ phủ kính trong suốt phản chiếu khí nóng, chỉ sử dụng một lớp phủ duy nhất. Lý tưởng cho việc áp dụng cả thời tiết mùa nóng và lạnh. Lớp phủ ngăn không cho khí nóng hoạt động, chặn được khoảng 99% tia tử ngoại và 85% tia hồng ngoại. Lớp phủ này được thiết kế để giảm nhiệt độ trong nhà từ 5-8 độ và giảm được khoảng 20-30% chi phí điện năng cho công trình.

Công nghệ MODLET:

Mặc dầu chưa chính thức đi vào thị trường nhưng công nghệ Modlet – ThinkEco là công nghệ  được sáng chế nhằm loại trừ sự mất mát của năng lượng qua các thiết bị sử dụng trong văn phòng và nhà ở.

Modlet là một con chip lần theo dấu tích năng lượng tiêu thụ và thông báo việc tiêu thụ năng lượng qua blowser mạng. Modlet cho phép người sử dụng có thể theo dõi được thông tin tiêu thụ năng lượng để đánh giá việc tiêu thụ đó và lập nên một kế hoạch và chiến lược để cải thiện việc tiêu thụ điện năng trong ngôi nhà hoặc văn phòng của người sử hữu.Công nghệ này có thể tiêt kiệm được 10-20% hóa đơn điện hàng tháng, phụ thuộc vào các thiết bị mà ta sử dụng cho công trình.

Công nghệ tự động DESIGO:

SIEMENS, là một công ty luôn tiên phong trên thế  giới về sáng tạo trong công nghệ hiệu quả  năng lượng và HVAC: Đó chính là hệ thống DESIGO – hệ thống này được sáng chế  nhằm cải thiện môi trường và quản lý năng lượng tiêu thụ. Hệ thống DESIGO được thiết kế để ứng dụng cho tất cả các loại công trình, cho phép người sử dụng có thể quản lý được mức độ tiêu thụ điện năng và điều chỉnh sắp xếp hệ thống dựa vào việc thay đổi các thông số. Kết quả là công trình kiến trúc sẽ đạt được thành tựu trong tiết kiệm năng lượng tối đa.

Hệ  thống DESIGO cho phép điều khiển và kiểm soát thông qua điều khiển trực tuyến hoặc điều khiển từ xa qua browser mạng. Hệ thống này hỗ trợ  nhiều loại hình khác nhau gồm Microsoft® Windows 7, Vista, XP, Internet Explorer 8. Hệ thống còn có mạng lưới quản lý báo động tập trung để đảm bảo tối đa độ an toàn.

Theo Báo Xây dựng và oct.vn/vn