1. Căn cứ vào nội dung phong trào thi đua do Bộ phát động tại Hội nghị triển khai công tác Tư pháp năm 2012, khẩn trương tổ chức phát động phong trào thi đua, trong đó xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ, chỉ tiêu thi đua cụ thể và triển khai đến từng tập thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị quản lý. Trong tổ chức triển khai thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, tổ chức Đảng với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng trong việc tập hợp, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên từng lĩnh vực, cương vị công tác, hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2. Tiếp tục đổi mới phong trào thi đua gắn với các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và địa phương; kết hợp lồng ghép các phong trào thi đua, giữa thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề; nội dung tổ chức phong trào phải được xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, khẩu hiệu và thời hạn thi đua; xác định biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện phong trào; xây dựng kế hoạch kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua.
Phong trào thi đua ở từng cơ quan, đơn vị phải tập trung vào việc nâng cao tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và các ngày lễ lớn trong năm; thi đua củng cố, kiện toàn tổ chức, cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện văn hóa công sở, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, chăm lo rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về phẩm chất chính trị, đạo đức, bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp, xây dựng người cán bộ tư pháp gương mẫu về trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh. Phong trào thi đua phải được tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác thi đua, khen thưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phong trào, tuyên truyền phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng tổ chức phát động phong trào thi đua, đăng ký thi đua và lập danh sách đăng ký Thi đua của các tập thể và cá nhân gửi về Bộ theo quy định tại điều 6 thông tư số 06/2011/TT-BTP ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp.
4. Trưởng các Cụm, khu vực thi đua (trừ Khu vực thi đua các tỉnh Miền núi phía Bắc, Miền Đông nam Bộ đã tổ chức Hội nghị) có trách nhiệm tổ chức Hội nghị phát động phong trào, ký kết các danh hiệu thi đua theo hướng dẫn tại điểm 8 công văn số 5757/BTP-TĐKT ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc xét đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; tổng hợp kết quả gửi về Vụ Thi đua – Khen thưởng và Tổng cục Thi hành án dân sự chậm nhất là ngày 15/3/2012.
Nhận được công văn này, Bộ yêu cầu các đồng chí khẩn trương tổ chức thực hiện; trường hợp có vướng mắc phản ánh về Bộ qua Vụ Thi đua – Khen thưởng để được hướng dẫn./.