In bài viết

Công việc nào trong danh mục nghề nặng nhọc, độc hại?

(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Chất Thành (Hà Nội) hỏi, công nhân làm công việc trải vải, đánh số, xếp mex, giao nhận, kho... không trực tiếp vận hành máy may công nghiệp có được tính là công việc nặng nhọc, độc hại hay không?

25/10/2023 13:02

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xem xét giảm tuổi đời khi nghỉ hưu thì phải căn cứ chức danh, công việc của người lao động được người sử dụng lao động điều động, phân công, đồng thời đăng ký tham gia BHXH và được ghi nhận trên sổ BHXH.

Đối chiếu với danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì công việc: Trải vải, đánh số, xếp mex, giao nhận, kho mà ông nêu không có trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH nên không được xác định là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Chinhphu.vn