![]() |
Đại sứ Ngô Quang Xuân |
Theo ông, các vấn đề nổi cộm của khu vực và thế giới như vấn đề Biển Đông, Ukraine… có được IPU thảo luận?
Đại sứ Ngô Quang Xuân: Các điểm nóng đương nhiên sẽ là mối quan tâm của các nghị viện và các nghị sĩ vì nó liên quan đến hòa bình, ổn định của các khu vực và toàn thế giới. Bản thân IPU là một tổ chức hợp tác giữa các nước và các dân tộc vì mục tiêu hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia. Vì vậy, các điểm nóng là mối quan tâm IPU nhưng đưa ra vấn đề điểm nóng nào thì còn phụ thuộc vào ý kiến đa số các đoàn.
"Về mặt lập pháp, IPU đóng vai trò tạo ra sự bình đẳng, bảo vệ những giá trị dân chủ của quốc gia và thế giới. Đây cũng là cơ sở để thành lập các tòa án quốc tế. Với Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác, IPU đóng vai trò tác động đến các cơ chế tạo hoạch định chính sách nhằm bảo vệ hòa bình, bảo vệ phát triển dân chủ, nhân quyền, đoàn kết giữa các dân tộc."- Đại sứ Ngô Quang Xuân |
Theo tôi, vấn đề Ukraine và Biển Đông có thể sẽ được đề cập ở góc độ này hay góc độ khác, mức độ khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì mong muốn chung của IPU là các nước giải quyết các vấn đề bằng con đường hòa bình, đàm phán ngoại giao giữa các bên có tranh chấp.
Xin ông cho biết vai trò của Việt Nam trong việc điều hành IPU, đặc biệt với những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau như các “điểm nóng” hiện nay trên thế giới?
Đại sứ Ngô Quang Xuân: Thứ nhất, Việt Nam là nước chủ nhà của hội nghị IPU nên sẽ chủ động trong nhiều vấn đề. IPU chịu trách nhiệm về tổng thể, nhưng chúng ta cũng đã sớm thảo luận với IPU để đưa ra những nội dung mà mình quan tâm nhưng cũng là mối quan tâm chung của các nước thành viên và của thế giới. Trên cơ sở đề xuất của Việt Nam, Ban thư ký IPU đã tham khảo các nước thành viên và ủng hộ chủ đề của Hội nghị IPU lần này là vấn đề phát triển bền vững. Đây là một trong những ưu tiên của Việt Nam. Hơn nữa, 2015 là năm cả thế giới kiểm điểm lại việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỉ (MDGs), phát triển bền vững là một trong 8 mục tiêu đó. Việt Nam muốn IPU-132 tại Hà Nội đưa ra một Tuyên bố Hà Nội với thông điệp về hòa bình, ổn định và phát triển.
Thứ hai, trong quá trình hội nghị, Việt Nam sẽ là Chủ tịch của Đại hội đồng lần này. Về tư cách cá nhân, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng sẽ chủ trì các phiên họp. Vì vậy, Chủ tịch IPU có thể cân nhắc để các mối quan tâm, lợi ích của Việt Nam phù hợp với các mối quan tâm của quốc tế.
"Với quy mô khoảng 180 đoàn (cả chính thức và quan sát viên) tham dự, IPU là hội nghị đa phương lớn nhất mà Việt Nam đăng cai. Đây có thể coi là bước ngoặt, bước trưởng thành về ngoại giao đa phương của Việt Nam."- Đại sứ Ngô Quang Xuân |
Thứ ba, chúng ta có đoàn đại biểu của Quốc hội ta tại IPU. Chúng ta đã bàn bạc kĩ lưỡng để tham gia vào tất cả các cơ chế của IPU-132. Chúng ta cũng cố gắng đưa những đóng góp, ý kiến của mình vì sự nghiệp chung của IPU như xây dựng thế giới hòa bình, dân chủ, bình đẳng giữa các dân tộc, hợp tác của các nước để đóng góp cho ổn định, đi đến mục tiêu cùng nhau chia sẻ và đóng góp vào phát triển bền vững.
Những tuyên bố, hay nghị quyết của IPU sẽ có giá trị pháp lý như thế nào?
Đại sứ Ngô Quang Xuân: Các nghị quyết của các cơ chế đa phương thường mang ý nghĩa chính trị và pháp lý. Về chính trị, các cơ chế này là sự hợp tác của tất cả các quốc gia. Không phải là tổ chức siêu quốc gia nhưng nó đứng trên quốc gia, tập hợp được lãnh đạo của các quốc gia. Như vậy, những tuyên bố, nghị quyết của IPU là các cam kết chính trị của lãnh đạo của các cơ quan lập pháp các nước nhằm vào các lĩnh vực được sự quan tâm chung của các quốc gia: hòa bình, an ninh, hợp tác, phát triển.
Thứ hai, các nghị quyết là cơ sở pháp lý cho các nghị viện, nghị sĩ, các quốc gia vận dụng vào hoạt động thực tế của mình trong quan hệ quốc tế. Đơn cử, các văn bản, công ước của Liên Hợp Quốc như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Luật Biển… đều là những cơ sở pháp lý quan trọng.
Tuy nhiên nó không có chế tài, nếu có chỉ là chế tài tinh thần.