In bài viết

Đắk Lắk: Khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường

Đắk Lắk là địa phương có nguồn đá và khoáng sản phi kim loại khá phong phú phấn bố nhiều vùng với trử lượng lớn. Trong thời gian dài, tình trạng khai thác đá và các loại khoáng sản không phép phổ biến, gây lãng phí và thất thoát tài nguyên, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường.

21/03/2011 14:24
Qua công tác kiểm tra, đánh gia tình hình quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, trên địa bàn toàn tỉnh có 335 đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Tuy vậy, chỉ có 60 doanh nghiệp, đơn vị có giấy phép, còn lại 20 tổ chức không có giấy phép. Riêng 255 cá nhân (100%) không có giấy phép khai thác khoáng sản. Hiện nay, chỉ mới có những đơn vị khai thác khoáng sản ở các huyện Cư M'gar, Krông Buk và Krông Năng được cấp giấy phép. Đối với các huyện khác, việc khai thác khoáng sản không phép xảy ra phổ biến và diễn ra phức tạp. Huyện Krông Ana có 120 đơn vị, cá nhân khai thác khoáng sản, chỉ có 4 đơn vị có giấy phép khai thác đá xây dựng, 1 đơn vị khai thác sét gạch ngói. Việc nổ mìn lấy đá, cho máy đào sét, xúc cát tại nhiều vị trí đã phá nát đồi núi, hủy hoại cây rừng, phá hại cảnh quan, gây xói lở sông suối và làm hư hại đường sá. Nhiều sơ sở khai thác sét làm gạch ngói tại thị trấn Buôn Trấp và xã Ea Bông (huyện Krông Ana) đã hủy hoại nhiều diện tích đất canh tác, đổ chất thải và xả khói bụi gây ô nhĩem môi trường.
Các huyện Krông Bông, Krông Păk, Lắk, Ea Súp, Ea H'leo và Cư Kuin là những địa phương đang có nhiều công trường khai thác đá, sét, cát và than bùn nhưng chưa được cấp giấy phép.
Nguyễn Tiên Tri