Khu đất nhà ông Quyết thuộc khu quy hoạch dân cư - nông thôn mới sau dồn điền đổi thửa năm 2013-2015. Ông Quyết cho rằng việc lập biên bản trường hợp gia đình ông là không hợp lý và vẫn tiếp tục thi công. UBND xã thông báo buộc gia đình ông tự tháo dỡ, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế.
Ông Quyết hỏi, trình tự xử lý như trên của UBND xã có đúng không? Gia đình ông phải làm thủ tục gì để được xây dựng tiếp? Nếu UBND xã sai phạm thì gia đình ông phải làm gì để không bị cưỡng chế?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Do nội dung câu hỏi của ông Quyết không nêu rõ nguồn gốc, hồ sơ về thửa đất, công trình xây dựng và việc xử lý của UBND cấp xã nên không đủ cơ sở xác định việc xây dựng của ông là được phép xây dựng hay không được phép xây dựng. Do vậy ông có thể cân nhắc 2 trường hợp sau:
Nếu ông tổ chức thi công xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng, căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 7, Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ- CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì việc UBND cấp xã đình chỉ thi công và yêu cầu tháo dỡ công trình là đúng quy định.
Việc ngừng thi công, yêu cầu phá dỡ công trình vi phạm phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 02/2014/TT- BXD ngày 12/2/2014 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
Nếu việc ông xây dựng theo ông phản ánh là trên đất được phép xây dựng (có quy hoạch dân cư - nông thôn mới), để tiếp tục thi công xây dựng, ông làm đơn đề nghị UBND cấp xã hủy bỏ việc đình chỉ thi công, tháo dỡ công trình, xử lý trách nhiệm đối với người đã ban hành yêu cầu đình chỉ thi công, yêu cầu tháo dỡ công trình sai quy định.