Ông Trình hỏi, theo quy định thì ông có được hưởng chế độ không? Nhà trường phân biệt giữa khuyết tật vận động và các khuyết tật khác để thanh toán chế độ là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật quy định về phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật như sau:
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.
Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi:
Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên x 0,2 x Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật.
Điều 12 Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật quy định về quyền của giáo viên, giảng viên. Theo đó, ngoài các quyền theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập được hưởng các quyền sau đây: Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập; được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập; được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập; được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.
Như vậy, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT không quy định việc phân biệt dạng tật để hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập. Đồng thời, phạm vi đối tượng áp dụng của các văn bản trên bao gồm các cơ sở giáo dục phổ thông (trong đó có giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập ở trường THPT).
Tuy nhiên, khi triển khai các chính sách ưu đãi về giáo dục hòa nhập cần làm rõ các hồ sơ liên quan của học sinh để xác định dạng tật đủ điều kiện được hưởng.
Chinhphu.vn