De Heus đang được đánh giá là công ty hàng đầu về ngành thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trên thị trường thế giới với quy mô hơn 90 nhà máy hiện đại trên toàn cầu, sản phẩm được được xuất khẩu hơn 75 quốc gia, vùng lãnh thổ trên trên toàn thế giới.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2009, đến nay De Heus hiện đang sở hữu 17 nhà máy TACN được trang bị dây chuyền công nghệ tự động hóa tiên tiến hàng đầu và được giám sát vận hành sản xuất bởi các chuyên gia quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 22000 và Global GAP.
De Heus Việt Nam đang cung ứng sản phẩm cho hàng triệu hộ chăn nuôi, nuôi trồng các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, thức ăn cho thú cưng chất lượng châu Âu, cùng nhiều giải pháp đột phá giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí chăn nuôi, nâng cao năng xuất và tạo ra những phẩm sạch, an toàn, có giá trị cao.
Mong muốn đóng góp vào những giá trị bền vững và đưa những thực phẩm sạch đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn cầu, De Heus luôn quan tâm đến khí hậu, môi trường và phúc lợi động vật. De Heus mong muốn đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp, cải thiện chất lượng sống và phát triển nền kinh tế ở những quốc gia mà De Heus có mặt.
Mục tiêu của của doanh nghiệp hàng đầu trong ngành TĂCN này là trở thành đối tác đáng tin cậy trong chuỗi giá trị nông nghiệp, hỗ trợ những người chăn nuôi và hệ thống đại lý, nhà phân phối TĂCN cùng nhau phát triển bền vững.
Để cụ thể hóa mục tiêu phát triển bền vững, De Heus đã phát triển chương trình bền vững toàn cầu Responsible Feeding vào năm 2020 với bốn trụ cột trong chuỗi cung ứng sản xuất thực phẩm: Từ thức ăn chăn nuôi đến thực phẩm; Chuỗi cung ứng bền vững; Chăm sóc cộng đồng; Thúc đẩy nguồn nhân lực, từ đó hướng đến giúp đỡ các đơn vị kinh doanh của tập đoàn thiết lập những mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra giá trị và tác động lên thị trường cũng như cộng đồng địa phương.
Tại Việt Nam, De Heus Việt Nam đã đi tiên phong và thành công trong việc kết hợp cùng nhiều đối tác phát triển các liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp về con giống chất lượng cao, sản xuất thịt sạch có truy xuất nguồn gốc và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi và người tiêu dùng Việt. Tập trung phát triển và cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và quản lý trang trại chất lượng cao cho thị trường Việt Nam.
Có thể nhắc đến hàng loạt các dự án, chương trình của công ty trong quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững cùng ngành nông nghiệp.
Trước tiên đó là sự hợp tác quy mô của Tập đoàn De Heus cùng các đối tác để xây dựng và phát triển các dự án liên quan đến nông nghiệp như: cung cấp nguồn con giống heo hậu bị TN70 là kết quả của sự hợp tác giữa De Heus và Topigs Norsvin (Hà Lan); Gà giống hướng trứng và hướng thịt 1 ngày tuổi là kết quả của sự hợp tác giữa De Heus và tập đoàn Belga (Bỉ); Vịt giống Orvia là kết quả của sự hợp tác giữa De Heus, Lan Chi, Orvia (Pháp); phát triển nguồn nguyên liệu (ngô, sắn) cung cấp cho lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo mô hình HTX của Hà Lan tại Việt Nam.
Trong chiến lược hợp tác, De Heus và Hùng Nhơn đã thành lập chuỗi Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại các tỉnh Tây Nguyên gồm: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Tây Ninh và sắp tới là 2 tỉnh Đắk Nông, Kon Tum.
Trong lĩnh vực phát triển về thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam, với vị thế dẫn đầu trong thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập, De Heus Việt Nam muốn hướng đến sự phát triển bền vững thông qua việc kết hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Cụ thể đã ký biên bản hợp tác về việc nghiên cứu và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu TĂCN dựa trên quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ ngành TĂCN theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Mục tiêu giúp Việt Nam chủ động hơn về nguồn nguyên liệu thay vì phụ thuộc nhập khẩu, giúp tạo cơ hội phát triển nông nghiệp cho người dân khu vực Tây Nguyên và nâng cao giá trị nông sản Việt thông qua hình thức HTX.
Chia sẻ về mục tiêu này, ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus châu Á nhận định, hàng năm Việt Nam nhập khẩu lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi rất lớn (khoảng 10 tỷ USD). Do đó, nhằm từng bước chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN, hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Nam Mỹ, Bắc Mỹ, công ty đã định hướng sẽ đầu tư vào các vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất TĂCN tại địa phương, từ đó góp sức vào mục tiêu phát triển ổn định, bền vững ngành chăn nuôi.
Đối với De Heus, phát triển bền vững không chỉ là những hoạt động riêng lẻ mà De Heus luôn tâm niệm mọi hoạt động hay quyết định đưa ra đều phải mang tính bền vững. Trong những năm gần đây, De Heus Việt Nam đều thực hiện đo lường các chỉ số phát triển bền vững quan trọng, để từ đó xây dựng và phát triển một chiến lược phát triển bền vững đi kèm các mục tiêu và dự án hành động cụ thể cho 10 năm tới.
Do đó, tại các quốc gia mà De Heus có mặt, việc đầu tư hay hoạch định lược kinh doanh cũng đều được xây dựng trên trụ cột của chiến lược và tầm nhìn chung về phát triển bền vững của tập đoàn, thông qua đó sẽ tập trung đến việc xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cho người chăn nuôi, mang đến thực phẩm sạch, an toàn, không tồn dư kháng sinh, có thể truy suất nguồn gốc cho người tiêu dùng.
Sản lượng của De Heus Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng sản lượng của De Heus toàn cầu cho thấy tập đoàn đã đầu tư và chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc De Heus sẽ luôn đồng hành, chung tay cùng ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó người nông dân là trụ cột xuyên suốt trong quá trình sản xuất - kinh doanh của mình.
Trước những biến động của thị trường, De Heus luôn duy trì vai trò là nhân tố chính trong chuỗi giá trị để hỗ trợ cho tất cả khách hàng, từ các trang trại quy mô lớn đến các hộ chăn nuôi nhỏ ở khu vực nông thôn, giúp họ nâng cao năng lực canh tranh dù trong hoàn cảnh khó khăn.
Với phương châm hoạt động là lấy khách hàng làm trung tâm, bên cạnh việc cung ứng sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao cho hàng chục nghìn hộ chăn nuôi, De Heus luôn tìm cách hỗ trợ người chăn nuôi cải thiện con giống, tăng năng suất, tiếp cận các công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Một số dịch vụ điển hình của De Heus có thể kể đến như thiết kế chuồng traị, hỗ trợ kỹ thuật, lắp đặt silo và vận chuyển thức ăn bằng xe bồn, thiết lập phần mềm quản lý trang trại, hỗ trợ thu mua sản phẩm đầu ra theo mô hình chuỗi liên kết.
Ông Johan van de Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam cho biết: "Để đồng hành và phát triển cùng người chăn nuôi độc lập, chúng tôi đã và đang đầu tư rất lớn cho nghiên cứu, tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho họ nguồn con giống tốt, tối ưu hóa chi phí sản xuất, giảm chi phí và đầu ra sản phẩm ổn định".
Có thể kể đến những thương hiệu trực thuộc sở hữu của tập đoàn De Heus đã gắn bó với người chăn nuôi Việt như Proconco, Anco. Với hành trình hơn 30 năm hình thành và phát triển, Proconco sở hữu thương hiệu "Con Cò" là thương hiệu thức ăn chăn nuôi cao cấp và lâu đời nhất tại Việt Nam. Cho đến hiện nay, Proconco đã và đang đem lại những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất, góp phần hỗ trợ trong hành trình làm giàu từ chăn nuôi cho bà con nông dân nói riêng, cải thiện hiệu quả cho cả ngành chăn nuôi nói chung. Anco – được thành lập từ năm 2003, qua 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay thương hiệu Anco đã là một cái tên quen thuộc và đầy sự tin cậy trên thị trường TĂCN trong nước. Người chăn nuôi đã không còn xa lạ gì với những dòng sản phẩm đặc trưng của Anco đã có những sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý, đáp ứng sự kỳ vọng và tin tưởng của khách hàng, hướng đến nền nông nghiệp thịnh vượng, bền vững và đóng góp tích cực vào sự phồn vinh của đất nước.
Hay việc khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản De Heus Cần Thơ, chuyên cung ứng dòng sản phẩm thức ăn chất lượng cao dành cho cá tra, basa với tổng công suất thiết kế là 240.000 tấn/năm cũng góp phần hỗ trợ người nuôi tiếp cận với giải pháp di truyền chất lượng hàng đầu, giải pháp quản lý kỹ thuật và nguồn tài chính, cũng như kết nối họ với thị trường tiêu thụ, từ đó giúp người nuôi cá ở Việt Nam phát triển hướng đến thành công bền vững.
Đặc biệt, tháng 5/2023 vừa qua, De Heus hợp tác cùng 7 tỉnh xây dựng chuỗi thịt gà an toàn dịch bệnh, hướng tới xuất khẩu nhằm xây dựng thành công chuỗi cơ sở sản xuất thịt gà và các vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh (ATDB) theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE). Trong đó, mục tiêu chính là tăng cường khả năng phòng ngừa và kiểm soát các dịch bệnh liên quan đến chăn nuôi gà, đồng thời cải thiện chất lượng thực phẩm và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, góp phần tạo ra một môi trường an toàn và bền vững trong ngành chăn nuôi gà, từ giai đoạn sản xuất đến chế biến. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong ngành công nghiệp chăn nuôi gà tại khu vực các tỉnh phía Nam, hứa hẹn mang lại lợi ích lớn cho ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam nói chung, góp phần nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm gà Việt trên thị trường quốc tế.
Để thực hiện cam kết tại COP26 cũng như đưa đất nước trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, trong thời gian tới, Việt Nam đã định hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong thời gian tới. Theo đó, thực hiện chuyển đổi hệ thống lương, thực thực phẩm theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững.
Để góp phần hiện thực hóa những cam kết này cũng như thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững của Chính phủ Việt Nam, De Heus luôn đặt mục tiêu này trong suốt quá trình đầu tư tại Việt Nam.
Theo đó, Tập đoàn đã xây dựng các trang trại, nhà máy thân thiện với môi trường, hướng đến tương lai bền vững với tiêu chí lấy phát triển bền vững làm kim chỉ nam cho tất cả hoạt động kinh doanh của mình, luôn cố gắng đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn xanh, sạch và thân thiện với môi trường. Đáp ứng những tiêu chuẩn của các chính quyền địa phương về chất lượng nguồn nước, xả thải, …
Với cam kết về phát triển xanh và bền vững, vào tháng 3/2023, De Heus đã ký kết Biên bản ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác với các đối tác liên quan để cùng phát triển dự án điện mặt trời áp mái với công suất lên đến 20 MWp tại toàn bộ hệ thống nhà máy và trang trại tại 19 tỉnh thành trên khắp Việt Nam trong hai năm sắp tới.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2024 và đi vào hoạt động với. Hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà máy sẽ giúp cắt giảm 470 tấn CO2 hàng năm.
"Với vị trí dẫn đầu trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc phát triển dự án điện mặt trời áp mái ở mọi cơ sở sản xuất của chúng tôi ở Việt Nam là một trong những bước tiến tiếp theo trong cam kết tối đa hóa việc sử dụng năng lượng sạch, góp phần vì một ngành nông nghiệp xanh. Đồng thời, De Heus hy vọng những nỗ lực này sẽ trở thành ví dụ cho các doanh nghiệp khác trong ngành và tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam định vị vị thế đi đầu trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững, vốn đang ngày càng trở nên quan trọng trên thị trường toàn cầu", ông Johan van den Ban nhấn mạnh.
Song song với việc xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, De Heus luôn mong muốn cùng góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng địa phương. Chương trình "TRAO YÊU THƯƠNG -TIẾP SỨC MẠNH" ra đời nhằm thể hiện những cam kết nghiêm túc của De Heus trong định hướng phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam.
Trong tháng 7/2023, De Heus đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành, lãnh đạo các địa phương các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) : Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang và Cà Mau, các tỉnh miền Đông và miền Trung của Việt Nam triển khai chương trình "Trao yêu thương – tiếp sức mạnh".
Tại đây, De Heus đã trao tặng tổng cộng hơn 21,000 phần quà thiết thực gồm gạo và các loại gia vị thiết yếu đến tận tay những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. De Heus tin rằng rằng, việc chia sẻ yêu thương, cùng chung tay hành động giúp đỡ cộng đồng, kết nối những hành động đó với định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp là chìa khóa kiến tạo tương lai tốt đẹp không chỉ cho doanh nghiệp, mà còn cho cả xã hội.
Với sứ mệnh xây dựng mục tiêu phát triển bền vững và hỗ trợ cộng đồng là phần không thể thiếu trong triết lý kinh doanh của De Heus. Chương trình trao tặng những giỏ quà tuy không lớn về mặt vật chất nhưng hy vọng mang đến niềm vui và niềm tin cho những người dân đang gặp khó khăn, góp phần hỗ trợ, động viên, khích lệ tinh thần, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, thể hiện tinh thần "tương thân, tương ái", đồng lòng cùng cộng đồng trong việc chia sẻ khó khăn với những người cần giúp đỡ.
Lê Nguyễn