Được quỹ BHYT thanh toán chi phí như sau: 40% chi phí điều trị nội trú với cơ sở tuyến Trung ương và 60% chi phí điều trị nội trú đối với cơ sở tuyến tỉnh |
Tuy nhiên, Đại học Y Dược Huế chỉ giải quyết cho bà Phượng hưởng 40% BHYT vì trái tuyến, và trả lời giấy chuyển viện của Bệnh viện Phú Vang không có giá trị, mà phải có giấy chuyên viện của Bệnh viện Tân Phú.
Bà Phượng có xin Bệnh viện Tân Phú giấy chuyển viện nhưng Bệnh viện không đồng ý cho chuyển ra Bệnh viện tại Thừa Thiên-Huế mà chỉ chuyển xuống Bệnh viện Hùng Vương hoặc Bệnh viện Từ Dũ tại TPHCM.
Bà Phượng hỏi, bà chỉ được hưởng 40% chi phí BHYT như trên là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám, chữa bệnh khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí như sau: 40% chi phí điều trị nội trú với cơ sở tuyến Trung ương và 60% chi phí điều trị nội trú đối với cơ sở tuyến tỉnh (trừ trường hợp cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh. Tình trạng diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh).
Trường hợp bà tự đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện huyện Phú Vang, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược Huế (thuộc tuyến tỉnh) không trong các trường hợp: Cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh. Do đó, bà được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú tại Bệnh viện Y dược Huế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế kiểm tra tình hình thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế đối với trường hợp tự đi khám, chữa bệnh nhưng chỉ được hưởng 40% chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Chinhphu.vn