Thành lập 07 phường nội thị thuộc thị xã Hương Trà trên cơ sở từ nguyên trạng địa giới hành chính, diện tích tự nhiên và dân số của các đơn vị, gồm: (1) Phường Tứ Hạ; (2) Phường Hương Văn; (3) Phường Hương Xuân (4) Phường Hương Vân; (5) Phường Hương Chữ; (6) Phường Hương An; (7) Phường Hương Hồ. Đồng thời, giữ nguyên 09 xã ngoại thị thuộc thị xã Hương Trà, gồm: xãHương Toàn, xã Hương Vinh, xã Hương Phong, xã Hải Dương, xã Hương Thọ, xã Bình Điền, xã Bình Thành, xã Hương Bình và xã Hồng Tiến.
Huyện Hương Trà nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, có tọa độ địa lý từ 107036’30” đến 107004’45” kinh độ Đông; từ 16016’30” đến 16036’30” vĩ độ Bắc. Nằm trong tuyến hành lang Huế - Đông Hà, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ và đường sắt, là cửa ngõ phía Bắc vào đô thị trung tâm Huế, có hai con sông lớn nhất tỉnh là sông Hương và sông Bồ bao quanh và hợp lại trước khi đổ vào phá Tam Giang. Do ở vị trí trung độ của cả tỉnh nên Hương Trà tiếp giáp với phần lớn các huyện, thị xã và thành phố.
Hương Trà là một đô thị tiếp giáp với thành phố Huế về phía Bắc, có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội và xây dựng đô thị, qua nhiều thế kỷ, Hương Trà đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử gắn với quá trình phát triển và hình thành đô thị như thương cảng Thanh Hà - Bao Vinh mang những đặc điểm cổ kính nhất của di sản đô thị Huế, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển kinh thành Huế. Ngoài ra, Hương Trà với nhiều di tích đền đài, cung điện, Lăng Gia Long, Minh Mạng, Trường thi, Văn Miếu, Quốc Tử giám là những di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; và rất nhiều danh lam thắng cảnh được xem như là một phần của kinh đô xưa, sau này là một phần của thị xã Huế vào đầu thế kỷ XX. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trên địa bàn huyện Hương Trà có nhiều chiến khu, căn cứ địa cách mạng của tỉnh, huyện và nhiều đơn vị quân giải phóng đóng quân, góp phần to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử.
Từ năm 1990 đến nay, nhất là sau khi điều chỉnh lại địa giới huyện, Đảng bộ và nhân dân Hương Trà đã luôn phát huy truyền thống cách mạng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; từng bước khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương; tranh thủ huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực, nhất là nội lực để khôi phục, xây dựng phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật là về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng nhanh đạt mức khá cao, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước, trong đó khu vực công nghiệp, dịch vụ có bước tăng trưởng vượt bậc, vươn lên trở thành ngành kinh tế mũinhọn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từ “Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ” sang “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng dần và giảm tương đối các ngành nông nghiệp, khu vực dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Tốc độ đô thị hóa ở thị trấn Tứ Hạ, các xã dọc Quốc lộ 1A và các xã giáp ranh với thành phố Huế chuyển biến khá nhanh về mọi mặt, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội được đầu tư khá đồng bộ theo hướng đô thị hóa, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, Huyện được Trung ương và Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng về kinh tế, xã hội có tính quyết định, tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với đô thị hóa. Năm 2010 thị trấn Tứ Hạ-Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và khu vực mở rộng các xã Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV theo Quyết định số 775/QĐ-BXD ngày 11/8/2010; đồng thờitại Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã xác định Hương Trà sẽ trở thành thị xã với chức năng trung tâm thương mại, dịch vụ; trung tâm công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực; với tiềm năng về dự trữ quỹ đất và giãn dân cho thành phố Huế; trở thành khu vực phát triển công nghiệp và vành đai xanh.
![]() |
Vì vậy, việc thành lập thị xã Hương Trà có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội tương xứng với truyền thống, lịch sử của địa phương, ý chí nguyện vọng của Đảng bộ và Nhân dân và đánh dấu bước trưởng thành của huyện Hương Trà.
Thành lập thị xã Hương Trà và các phường thuộc thị xã Hương Trà sẽ phát huy mạnh mẽ hơn chức năng trung tâm đô thị phía Bắc của tỉnh, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa cho vùng, tỉnh và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, sắp xếp hợp lý lao động, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; các khu côngnghiệp mở mang các ngành nghề sản xuất kinh doanh, có điều kiện huy động mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang nâng cấp đô thị theo hướng văn minh hiện đại, trở thành trung tâm phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, văn hóa xã hội, tạo điều kiện tác động sâu sắc trong vùng cũng như khu vực; khuyến khích các đô thị lân cận và trong vùng cùng phát triển góp phần cùng cả tỉnh nhanh chóng thực hiện mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị.