Theo Nghị định số 11/2018/NĐ-CP, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam gồm:
Ngành, nghề kinh doanh chính: Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia; kinh doanh phương tiện vận tải máy móc, thiết bị thực hiện việc bảo trì, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước, liên vận quốc tế và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải.
Ngành, nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính: Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng; tư vấn thiết kế, chế tạo, đóng mới, lắp ráp, hoán cải và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản xuất phụ tùng, vật tư chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.
Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Ngành, nghề kinh doanh chính gồm: Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt);
Bảo trì, sửa chữa, cung cấp dịch vụ liên quan đến công tác bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt;
Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ;
Cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, liên vận quốc tế và đường sắt chuyên dùng;
Kinh doanh kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa; hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải khác);
Vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống; vận tải đa phương thức trong nước, liên vận quốc tế;
Cho thuê, điều hành, quản lý nhà và đất không để ở;
Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển (cho thuê đầu máy, toa xe, dịch vụ cung cấp sức kéo; máy móc, thiết bị thực hiện việc bảo trì, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt);
Sản xuất động cơ, tuabin (tư vấn thiết kế, chế tạo, đóng mới, lắp ráp, hoán cải, sửa chữa, khôi phục vật tư phụ tùng, xuất nhập khẩu, mua bán các phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên ngành đường sắt phục vụ vận tải đường sắt, bảo trì, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt và các sản phẩm cơ khí);
Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe; tái chế phế liệu;
Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch;
Đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; giáo dục khác.
Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật (tư vấn đầu tư xây dựng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng);
Hoạt động xây dựng chuyên dụng (lắp đặt, sửa chữa các hệ thống chiếu sáng và hệ thống tín hiệu trên đường sắt);
Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (điện gió, điện mặt trời);
Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có thể bổ sung ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn