Theo dự thảo, Thông tư này áp dụng đối với chủ đầu tư xây dựng công trình, chủ quản lý sử dụng công trình, lưu trữ lịch sử các cấp.
Dự thảo nêu rõ các dự án, công trình xây dựng thuộc diện nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử bao gồm:
1. Dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội.
2. Công trình được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia trở lên.
3. Các công trình theo quy định của pháp luật về phân loại, phân cấp công trình xây dựng gồm:
a) Công trình dân dụng từ cấp I trở lên; công trình tôn giáo cấp III; công trình kho lưu trữ chuyên dụng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
b) Công trình công nghiệp cấp đặc biệt; riêng công trình dầu khí, công trình năng lượng, công trình hóa chất từ cấp I trở lên.
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp đặc biệt; riêng công trình cấp nước, thoát nước từ cấp I trở lên.
d) Công trình giao thông cấp đặc biệt.
đ) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn từ cấp I trở lên.
4. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình thuộc các cấp khác nhau thì tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử được căn cứ vào cấp công trình xây dựng cao nhất được quy định tại khoản 2, khoản 3 nêu trên.
Dự thảo cũng quy định các tài liệu chuẩn bị đầu tư xây dựng nộp lưu vào lưu trữ lịch sử bao gồm:
1. Hồ sơ lập, thẩm định, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
2. Hồ sơ lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
3. Hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng (nếu có).
4. Hồ sơ thiết kế, thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.
5. Hồ sơ chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu, hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
6. Hồ sơ phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có).
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Minh Đức