Có thể chuyển nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu đến nơi học để được hưởng quyền lợi BHYT |
Ông Tuấn hỏi, với điều kiện như thế nào thì ông mới được BHYT cấp thuốc điều trị?
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Ngày 30/12/2014, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5448/QĐ-BYT hướng dẫn, chuẩn đoán điều trị bệnh viêm gan vi rút B.
Theo đó, đối với bệnh viêm gan virút B mạn tính được chỉ định điều trị khi:
- ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào;
- HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HbeAg ( ) hoặc HBV-DNA ≥ 104 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HbeAg (-).
Tùy vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị để sử dụng như: Tenofovir (300mg/ngày) hoặc Entecavir (0,5 mg/ngày), Lamivudine (100mg/ngày)…
Do đó, việc chỉ định xét nghiệm và kê đơn điều trị không phụ thuộc vào thời gian mà căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, bác sĩ có trách nhiệm chỉ định xét nghiệm và thực hiện kê đơn thuốc điều trị cho người bệnh theo đúng quy định nêu trên. Cơ quan BHXH thực hiện giám định và thanh toán chi phí cho người có thẻ BHYT trong phạm vi và mức hưởng trên thẻ BHYT.
Trong thời gian đi học tại TP. Hà Nội nếu ông Tuấn tự đi khám, chữa bệnh BHYT trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương thì không được hưởng chi phí điều trị ngoại trú. Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại TP. Hà Nội, ông có thể lựa chọn một trong các phương án sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT (phải xuất trình quyết định cử đi học tại Hà Nội/thẻ học sinh, sinh viên cùng với thẻ BHYT).
- Khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn TP. Hà Nội (xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh);
- Thực hiện chuyển đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu về TP. Hà Nội (vào đầu mỗi quý, ông đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn cụ thể).