Kết thúc chương trình, khách hàng của Công ty Bình Thuận nhận được tặng phẩm. Nay, Công ty Long An muốn ký hợp đồng chuyển giao số vàng miếng SJC cho Công ty Bình Thuận và xuất hóa đơn cho giao dịch trên.
Bà Thanh hỏi, trường hợp hai Công ty (đều có 100% vốn từ Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam) không thực hiện việc kinh doanh, không phát sinh thu nhập tăng thêm thì tiến hành giao dịch như vậy có vi phạm quy định của pháp luật không?
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Về quyền sử dụng vàng của tổ chức, cá nhân
Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) quy định: “Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật”.
Về hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Theo Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định: “Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng”.
Như vậy, căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Việc mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp (không phải là doanh nghiệp được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng) được thực hiện theo Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Theo đó, Công ty Japfa Bình Thuận và Công ty Japfa Comfeed Long An được mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Chinhphu.vn