Khi áp dụng quy định tại các văn bản nêu trên vào thực tế đã nảy sinh bất hợp lý, đó là, công ty thua lỗ, nhưng do lương cơ bản tăng nên số tiền công ty phải đóng BHXH tăng gần gấp đôi; kéo theo chi phí về nhân công cũng tăng.
Từ khi Công ty của ông Long áp dụng quy chế tiền lương theo quy định nêu trên, nhiều kỹ sư giỏi và công nhân có tay nghề cao đã nghỉ việc do thu nhập giảm, lương lại trả theo hình thức “cào bằng”, không theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Từ những bất cập đã nêu, qua Qua hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Long đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ và Thông tư số
28/2016/TT-BLĐTBXH ngày 1/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thì Nhà nước chỉ quy định nguyên tắc xác định quỹ tiền lương của người lao động và người quản lý công ty.
Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định gắn với chỉ tiêu năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh kế hoạch của công ty so với thực hiện năm trước liền kề. Trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch, công ty tạm ứng tiền lương cho người lao động; Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch và mức độ thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty toàn quyền quyết định việc phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty gắn với năng suất, hiệu quả thực hiện công việc của người lao động, đảm bảo công khai, minh bạch, có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại doanh nghiệp.
Chinhphu.vn