Theo báo cáo được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tính chung cả năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 29,339 triệu tấn, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo MXV, năm 2023 vẫn sẽ là năm đầy thách thức với ngành sắt thép trong nước, tuy nhiên, hy vọng vào "lực kéo" từ đầu tư công sẽ mang lại bức tranh khởi sắc hơn cho sản xuất và tiêu thụ sắt thép trong nước.
Cà phê Arabica biến động mạnh, sắc đỏ phủ thị trường kim loại
Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, 2 mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc bất chấp nguồn cung được dự đoán sẽ nới lỏng. Cụ thể, giá Arabica bất ngờ tăng mạnh 1,68% trong phiên hôm qua, sau một phiên tương đối biến động.
Một mặt, giá được hỗ trợ bởi hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Brazil khi tồn kho dần cạn kiệt. Cụ thể, lũy kế xuất khẩu Arabica trong 3 ngày đầu tháng 02/2023 tại Brazil đạt 257.038 bao loại 60 kg, giảm 42,1% so với mức 444.131 bao cùng kỳ năm ngoái.
Mặt khác, triển vọng nguồn cung nới lỏng tại Brazil với sản lượng dự báo sẽ đạt 67,1 triệu bao loại 60 kg, tăng so với mức 61,5 triệu bao của mùa vụ 2022/23, khiến cán cân cung-cầu toàn cầu chuyển từ thâm hụt 4,15 triệu bao trong niên vụ 2022/23 sang thặng dư 3,35 triệu bao.
Trong khi đó, trên thị trường kim loại, sắc đỏ bao phủ gần như toàn bộ bảng giá khi chỉ có chì LME là mặt hàng duy nhất giữ được đà tăng nhẹ. Đối với nhóm kim loại quý, cả giá bạc và bạch kim đều có phiên suy yếu thứ 2 liên tiếp với mức giảm lần lượt là 0,75% xuống 22,23 USD/ounce và 0,58% xuống 974,6 USD/ounce.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX mở cửa với lực mua chiếm ưu thế, được hỗ trợ bởi bức tranh sản xuất khởi sắc hơn trong tháng 1.
Tương tự, giá quặng sắt cũng giảm 1,24% xuống mức 123,31 USD/tấn trong bối cảnh nguồn cung vượt trội hơn so với nhu cầu. Tồn kho quặng sắt nhập khẩu tại 45 cảng lớn của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng, đạt 137,3 triệu tấn. Điều này đã gây sức ép tới giá quặng sắt trong phiên.
Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV)