Ảnh minh họa |
Đồng thời tổ chức rà soát điều chỉnh Dự án để đảm bảo theo đúng các quy định pháp luật về đê điều, phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
Được biết, mỏ nước khoáng nóng huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) có diện tích trên 1km2, trữ lượng gần 20 triệu m3 chạy dọc theo sông Đà là lợi thế để huyện Thanh Thủy phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch... Theo đánh giá, nguồn nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) là loại nước quý hiếm, đặc biệt rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khỏe và chữa bệnh.
Hiện tỉnh đã giao đất, cho thuê đất hoạt động có liên quan đến sử dụng nước khoáng cho 9 đơn vị với diện tích 218ha. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Thủy còn có hàng trăm hộ gia đình, cơ sở đang khai thác sử dụng nguồn nước khoáng vào mục đích sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Thủy hầu hết các tổ chức và hộ gia đình đều không được cấp phép khai thác nước khoáng nóng theo đúng quy định.
Việc khai thác nước khoáng nóng đang diễn ra hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Thủy thực chất là khai thác trái phép, diễn ra rất phức tạp, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước khoáng nóng như làm giảm dần nhiệt độ của nước khoáng nóng, thu hẹp diện tích, ranh giới, tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước khoáng và nguồn nước ngầm trong khu vực mỏ.
Nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thủy là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ có giá trị về y học mà còn là tiềm năng, lợi thế để huyện phát triển kinh tế, du lịch. Việc khai thác bừa bãi, lãng phí đang làm nguồn tài nguyên quý giá này bị cạn kiện dần...
Phan Hiển