Theo bản cập nhật mới nhất của Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu, gánh nặng nợ toàn cầu đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp, mặc dù vẫn ở trên mức cao trước đại dịch. Tổng nợ ở mức 238% tổng GDP toàn cầu vào năm ngoái, cao hơn 9 điểm phần trăm so với năm 2019.
Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), thâm hụt tài chính khiến mức nợ công tăng cao, do nhiều chính phủ chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ứng phó với sự tăng vọt của giá lương thực và năng lượng ngay cả khi họ chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch.
Kết quả là nợ công chỉ giảm 8 điểm phần trăm GDP toàn cầu trong hai năm qua, chỉ bù đắp khoảng một nửa mức tăng liên quan đến đại dịch. Trong khi đó, nợ tư nhân, bao gồm nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp phi tài chính' giảm với tốc độ nhanh hơn, tương ứng với 12 điểm phần trăm GDP toàn cầu. Mức giảm vẫn không đủ để xóa bỏ sự gia tăng của đại dịch.
IMF cho biết: "Trước đại dịch, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tăng trong nhiều thập kỷ. Nợ công toàn cầu đã tăng gấp ba lần kể từ giữa những năm 1970, đạt 92% GDP (trên 91.000 tỷ USD) vào cuối năm 2022. Nợ tư nhân cũng tăng gấp ba lần lên 146% GDP (gần 144.000 tỷ USD), nhưng trong khoảng thời gian dài hơn từ năm 1960 đến năm 2022".
Thế giới đã rơi vào tình trạng nợ tăng cao trong ba năm qua, nhưng nợ có thể sẽ tăng trở lại trong trung hạn và IMF đã kêu gọi các chính phủ áp dụng các chiến lược giúp giảm thiểu rủi ro nợ - cả về nợ công, nợ hộ gia đình, nợ doanh nghiệp phi tài chính.
Theo IMF, sự phục hồi của tăng trưởng GDP thực tế đang mờ dần. Lạm phát được dự báo sẽ ổn định ở mức thấp trong trung hạn. Nếu nợ toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng trong tương lai, thì vòng xoáy nợ nần kể từ đại dịch sẽ chẳng khác gì một sự chệch hướng tạm thời xung quanh xu hướng tăng dài hạn.
Nợ ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp cũng tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua, mặc dù từ mức ban đầu thấp hơn. Ngay cả khi mức nợ của họ, đặc biệt là nợ tư nhân, vẫn ở mức trung bình tương đối thấp so với các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, tốc độ gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra những thách thức. Hơn một nửa số quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp đang có nguy cơ gặp khó khăn về nợ nần cao và khoảng 1/5 các thị trường mới nổi có giao dịch trái phiếu chính phủ ở mức khó khăn.