Ảnh mang tính chất minh họa |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề nghị các địa phương dừng cấp mới, cấp tiếp hoặc thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các đơn vị không thực hiện đúng quy định về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; khuyến khích các đơn vị thuê dịch vụ nổ mìn với đơn vị có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao đảm bảo an toàn, an ninh trật tự.
Đây là một trong những công việc triển khai nhằm đảm bảo công tác an toàn lao động, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người lao động trong sản xuất.
Bởi thực tế trong 5 tháng đầu năm 2012, đã xảy ra một số vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người và thiệt hại lớn về tài sản.
Điển hình như vụ nổ nồi nấu thép làm chết 2 người và 5 người bị thương tại Công ty cổ phần Tập đoàn Gang thép Hàn Việt, Hà Nội ngày 9/3/2012; vụ ngạt khí độc dưới hầm lò số 2 làm chết 4 người tại mỏ than thôn Bái Lóng, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ngày 29/4/2012; vụ tai nạn do sét đánh gây nổ mìn làm 6 người chết và 4 người bị thương và vụ sạt lở đá làm chết 3 người tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng cùng ngày 21/5/2012…
Do đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề nghị UBND các tỉnh tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp để phân tích các nguyên nhân, đề ra giải pháp tích cực nhằm giảm thiểu tai nạn lao động.
Thanh Hoài
Tin liên quan:
>> Hải Phòng khắc phục hậu quả vụ nổ mỏ đá
>> Hải Phòng tạm dừng khai thác đá ở nơi sét đánh nổ mìn, sạt lở đá