![]() |
Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam |
Đây là ba nhạc sỹ đã có những đóng góp cho quá trình phát triển nền âm nhạc Việt Nam. Nghệ sỹ violin nổi tiếng Lê Hoài Nam cũng sẽ tham gia biểu diễn trong chương trình này.
Tổ khúc giao hưởng “Dáng rồng lên” vừa được nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân hoàn thành vào tháng Năm vừa qua, với bốn phần “Cội nguồn,” “Dòng sông hát,” “Thần tốc” và “Rước” đã vẽ lên một bức tranh âm nhạc khắc họa những sự kiện đặc biệt của Hà Nội từ khi hình thành miền đất châu thổ sông Hồng cho đến ngày “rước dáng rồng lên trong ngày Đại lễ.”
Tác phẩm hòa tấu “Thăng Long” viết cho violin và dàn nhạc giao hưởng của nhạc sỹ Đàm Linh ra đời năm 1995. Tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên vào năm 2000 tại Nhà hát lớn Hà Nội do chính tác giả chỉ huy cùng với nghệ sỹ độc tấu violin - giáo sư Ngô Văn Thành và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.
“Thăng Long” mang đậm nét đặc trưng tiết tấu âm nhạc Tuồng Việt Nam, đặc biệt được sử dụng nhiều ở bộ gõ. Tác phẩm này mô tả hình ảnh Hà Nội hòa bình, không ngừng hướng tới tương lai tốt đẹp.
Nhạc sỹ trẻ Trần Mạnh Hùng cũng vừa hoàn thành giao hưởng thơ "Hào khí Thăng Long" vào giữa tháng Năm vừa qua với những âm hưởng thăng trầm của một Thủ đô hào hoa thanh lịch, mảnh đất địa linh nhân kiệt, một Thăng Long kiên cường anh dũng bao lần đứng lên đánh đuổi ngoại xâm và một Hà Nội luôn khát khao hướng tới tương lai rạng rỡ huy hoàng.
Trong một hoạt động kỷ niệm khác, gần 10.000 người sẽ tham gia cuộc "Đi bộ đồng hành hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội," diễn ra tại khu vực Công viên tượng đài Lý Thái Tổ, sáng 13/6.
Thành phần tham dự gồm thanh niên, học sinh, sinh viên, phụ nữ, các vận động viên, huấn luyện viên thể thao, cán bộ Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán các nước tại Việt Nam, công dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.Báo Thể thao Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội là đơn vị đồng tổ chức sự kiện này.
Thanh Giang