![]() |
Mô hình xử lý thông tin qua đường dây nóng 1022 |
Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ tiếp nhận các thông tin về tình hình an ninh, trật tự, cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu; tiếp nhận thông tin phản ánh về các tồn tại, hạn chế, bất cập đang diễn ra tại tỉnh.
Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau như điện thoại cố định, di động, tin nhắn, thư điện tử, các ứng dụng trên internet, Zalo, Viber, Facebook… để báo cáo vào hệ thống. Hệ thống sẽ tiếp nhận, xử lý, trả lời tự động, hoặc thông qua nhân viên trực hệ thống trung tâm liên lạc, hoặc chuyển tiếp cho các cơ quan, đơn vị chức năng xử lý để có kết quả trả lời.
Các cơ quan, đơn vị được giao tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết kiến nghị theo đúng quy định, đúng thời hạn.
Đối với các phản ánh, kiến nghị liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của nhiều cơ quan, đơn vị, Hệ thống đường dây nóng 1022 sẽ chuyển đồng thời cho các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và tổng hợp kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị.
Trong trường hợp phản ánh, kiến nghị liên quan đến nhiều cơ quan xử lý khác nhau mà không thống nhất được phương án xử lý, hoặc xử lý không triệt để thì Sở TT&TT có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, Hệ thống đường dây nóng tỉnh 1022 được kỳ vọng sẽ là cầu nối giữ chính quyền với người dân và doanh nghiệp thông qua việc nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý và trả lời các nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
CM