An ten GPS lắp ở vị trí cao trên tàu thủy |
Như vậy, tại bất cứ thời điểm nào, bất cứ toạ độ nào, nhờ có GPS, tàu thủy “biết rõ mình” đang ở đâu, di chuyển theo hướng nào, với tốc độ nào.
Trước đây, khi chưa có GPS, các thành viên kíp tàu phải căn cứ vào việc đo đạc các chòm sao, so sánh với phương Bắc chuẩn từ la bàn, rồi cộng-trừ với tốc độ tàu để tìm ra vị trí của tàu. Tuy nhiên, do sóng, gió, do các dòng hải lưu tác động, nên việc đo lại càng dễ sai số. Do vậy việc đo này phải làm thường xuyên, vậy mà độ chính xác cũng không cao.
GPS trên tàu thủy gồm anten thu tín hiệu GPS được đặt ở vị trí cao nhất, không bị che khuất góc nhìn lên vệ tinh sai số 15 độ. Theo quy phạm các cơ quan đăng kiểm thì tất cả các tàu hoạt động ở vùng biển quốc tế đều phải trang bị ít nhất 1 thiết bị GPS (hoặc tương đương).
GPS bị ảnh hưởng nhiều yếu tố bên ngoài như nhiễu sóng, bão từ… dẫn đến sai số và chất lượng của tín hiệu thu không tốt cho tàu bè. Để khắc phục điều này, người ta đã phát triển hệ thống định vị vi sai (DGPS) nhằm định vị cho tàu bè chính xác hơn.
GPS do Bộ Quốc phòng Mỹ thiết kế, vận hành và quản lý. Mặc dù châu Âu và Nga cũng có hệ định vị riêng nhưng GPS hiện vẫn là hệ thống định vị phổ biến cho tàu bè trên biển.
Trần Văn (theo GPS.com, CNTT)