Xếp theo từng tiêu chí xếp hạng, ĐH Quốc gia Hà Nội lọt vào top 100 (vị trí 65) về uy tín học thuật; top 200 về đánh giá của nhà tuyển dụng (vị trí 169); top 100 về tỷ lệ sinh viên quốc tế trao đổi (vị trí thứ 62).
Bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á dựa trên 10 tiêu chí. Trong đó ĐH Quốc gia TPHCM có hai chỉ số xếp hạng cao; đó là chỉ số danh tiếng về học thuật và đào tạo (Acedemic Repulation) là 70,3 (ĐH Quốc gia Hà Nội là 63,3), chỉ số danh tiếng sinh viên tốt nghiệp (Employer Repulation) là 35,9 (ĐH Quốc gia Hà Nội là 29,2). Hai chỉ số này chiếm 40% kết quả đánh giá xếp hạng.
Ngoài 2 trường ĐH Quốc gia, Việt Nam còn có 3 trường khác lọt vào top 300 và top 350 trường ĐH tốt nhất châu Á của QS. Trong đó, ĐH Cần Thơ xếp trong nhóm 251-300 còn ĐH Huế và ĐH Bách khoa HN lọt vào nhóm 301-350.
Cũng theo bảng xếp hạng mới được công bố, ĐH châu Á được đánh giá tốt nhất năm nay là ĐH Quốc gia Singapore (NUS). Trường ĐH Hong Kong xếp hạng hai và Trường ĐH Công nghệ Nanyang Singapore (NTU) đứng thứ ba.
Bảng xếp hạng ĐH châu Á của QS được công bố hàng năm dựa trên 10 tiêu chí, gồm danh tiếng học thuật, danh tiếng sinh viên tốt nghiệp, số lượng sinh viên, số giảng viên là tiến sĩ, số lượng trao đổi sinh viên quốc tế… Trong đó, hai tiêu chí quan trọng nhất là danh tiếng học thuật và danh tiếng sinh viên tốt nghiệp, chiếm tới 40% kết quả chung.
Bảng xếp hạng châu Á là nền tảng để các trường ĐH châu Á vươn tới bảng xếp hạng thế giới (QS World).
PN