Tuy nhiên, công ty A và công ty B đều có chung một giám đốc là ông C và đều có trên 20% cổ phần thuộc sở hữu của ông C.
Ông Quân hỏi, trường hợp này, hai nhà thầu A và B có vi phạm quy định về “bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu” theo Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP cũng như các quy định khác về đấu thầu hay không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 2, Điều 6 Luật Đấu thầu quy định nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
- Chủ đầu tư, bên mời thầu;
- Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
- Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
Tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
- Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
- Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
- Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
Đối với vấn đề của ông Quân, nếu nhà thầu tham dự đấu thầu rộng rãi thì không xét bảo đảm cạnh tranh giữa các nhà thầu, nhà thầu phải đáp ứng các quy định về bảo đảm cạnh tranh khác theo quy định nêu trên.