In bài viết

Hiểu thêm về tên lửa phòng không Patriot PAC-3

Một số quốc gia sử dụng tên lửa phòng không Patriot PAC-3, hy vọng sẽ là lá chắn hữu hiệu trong bảo vệ vùng trời. Khả năng thực tế của Patriot đến đâu, xin điểm qua những nét cơ bản về loại vũ khí nhiều kỳ vọng này.

07/04/2012 14:44

Hiện nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan hay Đài Loan … (12 quốc gia và vùng lãnh thổ) đều sử dụng tên lửa Patriot để bảo vệ không phận.

Hiện Patriot có 200 bệ phóng trên toàn thế giới. Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24 km.

Patriot ra đời để chống lại mọi loại máy bay tiên tiến cũng như các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình với tốc độ lúc tấn công mục tiêu của tên lửa lên đến Mach 5, tương đương tốc độ 6.125 km mỗi giờ.

Tên lửa Patriot PAC-2 dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.

Ý tưởng và ra đời từ năm 1964, chương trình phát triển tên lửa phòng không hiện đại Patriot bắt đầu với cái tên chương trình AADS-70S (Army Air Defense System for the 1970s), rồi SAM-D (Surface to Air Missile Development).

Năm1967, công ty Raytheon chính thức được chọn sản xuất hệ thóng tên lửa này. SAM-D được hoàn thành và bắn thử lần đầu vào năm 1969 và chính thức mang tên Patriot từ ngày năm 1976. Patriot là loại tên lửa phòng không qua thực tế đã bắn rụng tên lửa đạn đạo của đối phương . Năm 1991, trong chiến dịch "Bão táp sa mạc", tên lửa Patriot PAC-2 đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Arab Saudi và 40 % tên lửa bắn đến Israel.

Patriot PAC-3 được nâng cấp từ Patriot PAC-2 được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T ( Guidannce enhanced missile) Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.

Theo trang Boeing.com/defense-space,raytheon.com Patriot PAC-3 có mục tiêu lựa chọn trước khi đánh chặn, chọn  mục tiêu tối ưu, hướng dẫn đồng bộ thiết bị đầu cuối để đảm bảo mục tiêu bị bắn hạ. Patriot PAC-3 có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Màn hình radar dẫn đường cho tên lửa Patriot.  Nó được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa. Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Các tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động cao. Mỗi xe phóng mang 4 tên lửa Patriot PAC-2 hoặc 16 tên lửa  Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.  Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.

Patriot có thể được tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khu vực và từng quốc gia… Nhược điểm của hệ thống này là một khi trạm chỉ huy bị phá hủy, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn, mất hết khả năng tác chiến.

Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq. Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m. Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu. Đó là lần thất bại đáng tiếc.

Theo thông tin từ 2005, Nhật Bản đặt mua 16 tên lửa Patriot PAC-3. Năm 2007, các Tiểu vương quốc Arập thống nhất cũng mua 9 xe phóng, 288 tên lửa PAC-3, Đài Loan cũng đặt mua 330 tên lửa Patriot PAC-3 cùng các bộ phụ tùng nâng cấp cho Patriot PAC-2…

Trần Văn

(Tổng hợp)