Như vậy theo quy định thì chủ đầu tư (cụ thể là Sở Giao thông vận tải) không được phép trực tiếp quản lý các dự án có tổng mức đầu tư > 15 tỷ đồng.
Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ, theo đó không quy định cụ thể về hạn mức tổng mức đầu tư để chủ đầu tư tự thực hiện công tác quản lý dự án (nhỏ hơn hay lớn hơn 15 tỷ đồng).
Ông Dự hỏi, vậy hiện nay đối với các dự án có tổng mức đầu tư >15 tỷ đồng thì Sở Giao thông vận tải có được trực tiếp quản lý dự án hay không? Trường hợp được thì quy định về điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức như thế nào?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020:
"1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án".
Theo đó, người quyết định đầu tư tự quyết định hình thức quản lý dự án mà không cần căn cứ vào hạn mức của tổng mức đầu tư.
Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia quản lý dự án tương ứng với hình thức quản lý dự án được quy định tại Điều 21, 22, 23 và Điều 24 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.