In bài viết

Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ DN nắm bắt xu hướng chuyển đổi số

(Chinhphu.vn) – Ngày 18/10, Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới: DN phải làm gì?" nhằm phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức đối với DN trong bối cảnh mới.

18/10/2024 15:51

Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ DN nắm bắt xu hướng chuyển đổi số- Ảnh 1.

Hội thảo "Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới: DN phải làm gì?" nhằm phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức đối với DN trong bối cảnh mới - Ảnh: VGP/HT

Cải cách thể chế để thu hút đầu tư vào công nghệ số

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực VAFIE phân tích: Cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chưa từng thấy, tác động trực tiếp và sâu sắc cả tích cực và tiêu cực tới đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. AI đang giúp DN tăng năng suất lao động, nhưng không phải mọi áp dụng AI đều thành công và khả năng áp dụng

Hệ thống luật pháp về đầu tư kinh doanh đã và đang được hoàn thiện, nhiều đạo luật quan trọng được sửa đổi bổ sung và bắt đầu có hiệu lực thi hành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản… Tuy nhiên, theo phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp (DN), vẫn còn nhiều vướng mắc, rào cản pháp lý mà nếu không kịp thời tháo gỡ sẽ "chôn chân" các DN trước các cơ hội mới.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE nhận định: Triển vọng kinh tế của Việt Nam được nhìn nhận tích cực, cơ hội và rủi ro nhìn chung ở thế cân bằng. Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ xoay chiều vào cuối 2024 và đầu 2025 sau khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu DN và Luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 8/2024. Nhu cầu trong nước sẽ tăng lên vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện...Một trong những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và Trung Quốc...

Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ DN nắm bắt xu hướng chuyển đổi số- Ảnh 2.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE

GS Nguyễn Mại kiến nghị cần có chính sách khuyến khích kết nối theo chuỗi cung ứng sản phẩm giữa DN FDI với DN trong nước, giữa tập đoàn kinh tế Việt Nam với DN vừa và nhỏ (SMEs) để hình thành thương hiệu Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Nhà nước khuyến khích thành lập các công ty tư vấn công nghệ, dịch vụ chuyển đổi số để hỗ trợ DN nhất là SMEs thực hiện chuyển sang DN số với chi phí hợp lý cho từng gói dịch vụ. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc chuyển đổi số.

Các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương phải được kết nối mạng diện rộng của Chính phủ và Internet băng thông rộng, đủ năng lực cung cấp các dịch vụ công, và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xây dựng chính phủ điện tử.

Về phía DN, cần chủ động chuyển đổi quản trị DN trong bối cảnh chuyển đổi số. DN nhất là SMEs, startup cần giao tiếp với các công ty công nghệ, dịch vụ để thực hiện chuyển sang DN số nhờ các gói hỗ trợ có chất lượng cao nhưng chi phí thấp đối với quản trị DN, kế toán, nộp thuế, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân lực.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV phân tích: Đối với những thách thức với Việt Nam, tôi nghĩ thách thức từ bên ngoài luôn hiện hữu. Nhu cầu vốn đầu tư lớn trong khi nguồn lực hạn chế (theo WB, Việt Nam cần tới 368 tỷ USD trong 2022-2040 (6,8% GDP/năm) để phát triển kinh tế xanh, hướng giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050…); Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu; thể chế và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số, nhất là AI, chuyển đổi xanh…còn nhiều hạn chế.

Do đó, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị, Nhà nước hoàn thiện khung chính sách, cơ chế thử nghiệp (sandbox) cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh doanh mới; quan tâm phát triển thị trường tài chính, nhất là thị trường TPDN, thị trường cổ phiếu, quỹ đầu tư, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm; thị trường phái sinh và thị trường tín chỉ carbon;

Có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn (cả Nhà nước và tư nhân) cho đầu tư phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng (thành lập Quỹ tăng trưởng xanh…); có chính sách, giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực và KHCN trong bối cảnh mới; ưu tiên thích đáng phát triển AI, an ninh mạng và lựa chọn mô hình phát triển công nghiệp bán dẫn phù hợp…

DN cần chủ động chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Nhấn mạnh về sự chủ động tìm kiếm cơ hội, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: DN Việt Nam cần chủ động tìm kiếm cơ hội; chấp nhận cạnh tranh cùng kết nối với đối tác giỏi nhằm học hỏi và chia sẻ; chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0; đối thoại và ứng xử theo luật (đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ quyền lợi); huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, phức hợp, tinh xảo;

Đồng hành cùng Chính phủ để nắm bắt chính sách, cải cách; thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường (ESG như một trọng yếu trong xây dựng thương hiệu, trong chiến lược phát triển DN và ứng dụng mô hình kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn...); quản trị bất định/rủi ro.

Dưới góc độ DN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH FPT Smart Cloud cho biết: Theo báo cáo gần đây nhất của Google & Bain Co., nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Quy mô và số lượng giao dịch tăng vọt của nền kinh tế số tạo ra số lượng dữ liệu khổng lồ, điều này đòi hỏi DN cần có một nền tảng linh hoạt để lưu trữ, xử lý dữ liệu, một công cụ mạnh mẽ để khai thác dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những lời giải hàng đầu để giải quyết bài toán này.

Dẫn chứng từ báo cáo IBM năm nay, AI giúp 35% DN tăng tối thiểu 5% doanh thu, có những đơn vị chạm mốc 20%. DN Việt có thể thoát khỏi vùng an toàn, khai phá những lĩnh vực kinh doanh mới nhờ ứng dụng AI.

Theo đó, AI giúp DN nâng cao năng suất lao động, rút ngắn tốc độ ra quyết định và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Để phát triển AI, việc đầu tư nghiên cứu và tự chủ về chip bán dẫn là một "vấn đề nóng" giữa các quốc gia. Thị trường bán dẫn toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 2 con số trong những năm tới để đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Việt Nam đã và đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035. Chiến lược sẽ đề ra tầm nhìn, khẳng định quyết tâm, mục tiêu, lộ trình, các nhiệm vụ giải pháp cũng như các chính sách ưu đãi đặc biệt của Việt Nam nhằm phát triển công nghiệp điện tử nói chung và công nghiệp bán dẫn nói riêng.

mạnh mẽ các sản phẩm công nghệ "made-in-Vietnam" và tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Đây là con đường rộng mở giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và phát triển bền vững, nâng cao vị thế quốc gia trên bản đồ quốc tế. Bloomberg dự báo rằng trong 10 năm tới, thị trường GenAI (AI tạo sinh) sẽ tăng từ 40 tỷ USD năm 2022 lên 1.300 tỷ USD vào 2032, tăng 32,5 lần. Các lĩnh vực công nghệ chủ chốt như AI và bán dẫn sẽ nhanh chóng tiến tới quy mô nghìn tỷ đô vào năm 2030.

"Việt Nam tuy đi sau nhưng có những lợi thế về chính trị - địa lý, chiến lược và chính sách hỗ trợ Chính phủ cùng với sự đồng hành, quyết tâm cao của những tập đoàn công nghệ hàng đầu như FPT. Đây là cơ hội cho Việt Nam - quốc gia "dùng đũa" tiếp theo vươn lên đón đầu làn sóng sau cường quốc bán dẫn như Nhật Bản, Hàn Quốc…", ông Lê Hồng Việt nói.

Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC)Ông Đỗ Tiến Thịnh phân tích: Năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến khoảng 74 tỷ USD (theo nghiên cứu của Google). Riêng lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm của Việt Nam có thể chiếm khoảng 17% cơ hội phát triển kinh tế mà các công nghệ số mang lại.

Dù vậy, AI cũng mang đến một số thách thức cho nền kinh tế và mỗi DN, như: Sự biến mất hoặc suy giảm mạnh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh; trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế rất nhiều lập trình viên, giáo viên, diễn viên, nhân viên marketing, kỹ sư, tổng đài viên…; sự cạnh tranh gay gắt theo mức độ ứng dụng AI trong sản phẩm, dịch vụ.

Không có một chiến lược AI nào có thể phù hợp với tất cả các quốc gia/nền kinh tế cũng như cho mỗi DN, nhưng công thức cơ bản để thành công là chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng đám mây, nghiên cứu ứng dụng AI, cũng như phát triển dữ liệu.

"Vì vậy, cần xác định những khâu, những quy trình có thể ứng dụng AI để tăng năng lực cạnh tranh, giảm giá thành", đại diện NIC nói.

Anh Minh