Ảnh minh họa |
Trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu tạm ứng vốn cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Căn cứ vào văn bản cho phép tạm ứng của người quyết định đầu tư và hồ sơ tạm ứng theo quy định, Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng tối đa 50% giá trị hợp đồng (nhưng không vượt kế hoạch vốn được giao năm 2012) đối với một số trường hợp.
Cụ thể, các trường hợp này gồm: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp quy định tại Nghị định 71/2005/NĐ-CP ngày 6/5/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng các công trình đặc thù; Các dự án đầu tư để đảm bảo an ninh, quốc phòng và phòng chống thiên tai, bão lũ và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ; Các dự án, gói thầu cung cấp thiết bị trong nước và thiết bị nhập ngoại; Các dự án đầu tư có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của các Bộ, ngành, địa phương.
Bộ Tài chính nêu rõ, văn bản cho phép tạm ứng của người quyết định đầu tư phải đảm bảo các nội dung: Dự án được tạm ứng nằm trong phạm vi các trường hợp nêu trên và phải cam kết đảm bảo khi kết thúc năm 2012 tổng số vốn tạm ứng không vượt quá khối lượng thực hiện và kế hoạch vốn được giao năm 2012 của dự án.
Người quyết định đầu tư và chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung này; thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ số vốn tạm ứng theo đúng quy định và nội dung đã cam kết, kịp thời thu hồi nộp ngân sách nhà nước khi nhà thầu không thực hiện đúng quy định và cam kết.
Bộ Tài chính cũng đề nghị thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và các chủ đầu tư chủ động đôn đốc, tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán gửi đến cơ quan Kho bạc nhà nước để giải ngân vốn đầu tư.
Thanh Trúc